Cách viết hoá đơn, kê khai và hạch toán hàng gửi đại lý bán đúng giá



Hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng gửi đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, cách kê khai thuế và cách hạch toán hoa hồng đại lý được hưởng, hàng gửi đại lý bán theo đúng quy định hiện hành.



1. Cách viết hoá đơn hàng gửi đại lý bán đúng giá:

Căn cứ theo điểm 2.6 Phụ lục 1 Thông tư số 39/2014/TT-BTC:

“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:

dịch vụ báo cáo tài chính tại TPHCM      
a) Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;

       b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
- Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.

- Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.

- Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho."


=> Như vậy khi xuất hàng cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, có 2 cách sau:
- Khi xuất hàng thì xuất hoá đơn GTGT luôn.
- Khi xuất hàng lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kèm theo Lệnh điều động nội bộ. -> Đại lý: Khi bán hàng phải lập hoá đơn giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hoá bán ra để gửi cho DN gửi bán -> DN gửi bán lập hoá đơn GTGT cho số hàng hoá thực tế tiêu thụ giao cho đại lý.

Lưu ý: Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành nhé. (Các bạn có thể lên cơ quan thuế để mua hoặc đăng ký sử dụng, Phiếu này được quản lý và sử dụng như hoá đơn nhé)


2. Cách kê khai thuế GTGT hàng gửi đại lý bán đúng giá:

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

“a) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đại lý

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận thủ đức
- Người nộp thuế là đại lý bán hàng hóa, dịch vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán, mua đúng giá hưởng hoa hồng không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán đại lý; hàng hóa thu mua đại lý nhưng phải khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng.
- Đối với các hình thức đại lý khác thì người nộp thuế phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán hàng đại lý; hàng hóa thu mua đại lý và thù lao đại lý được hưởng.”


=> Như vậy: Không phải khai thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán đại lý nhưng phải khai thuế GTGT đối với doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng.

Cụ thể: Đại lý sẽ xuất 1 hóa đơn cho DN có hàng gửi bán, trên đó ghi: Hoa hồng đại lý bán đúng giá quy định của chủ hàng gửi bán, thuế GTGT theo thuế suất 10%.
- Đại lý kê khai hoá đơn đó vào bảng kê thuế GTGT đầu ra.
- DN gửi hàng kê khai vào bảng kê thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí bán hàng.

CHÚ Ý: Nếu là đại lý KHÔNG phải bán đúng giá hưởng hoa hồng:

"Trường hợp Công ty không phải là đại lý bán vé máy bay đúng giá hưởng hoa hồng thì khi bán vé máy bay Công ty phải lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%, giá tính thuế GTGT là giá bán ra bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán."
(Theo Công văn 68748/CT-TTHT ngày 23/10/2017 của cục thuế TP.Hà Nội)

Lưu ý: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
Căn cứ theo điều 5 Thông tư 219:

“đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.

e) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.”


3. Cách hạch toán hàng gửi đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:

1. Trường hơp sử dụng hoá đơn GTGT từng khâu độc lập:
-> Trường hợp này các bạn hạch toán như khi bán hàng cho khách hàng
a. Bên xuất (cơ sở giao hàng)
Nợ TK 131, 111, 112
     Có TK 511
     Có TK 3331
Địa chỉ học kế toán Tại nguyễn chính thanh đống đa
Nợ TK 632
      Có TK 156

b. Bên đại lý (Bên nhận hàng)
Nợ TK 156
        Có TK 111, 112, 331

2. Trường hợp sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kèm theo Lệnh điều động nội bộ.

a) Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:

- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
          Có các TK 155, 156.

- Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
          Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
          Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
          Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

- Số tiền hoa hồng mà DN phải trả cho đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641, 6421 - Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
          Có các TK 111, 112, 131, …

b) Kế toán ở đơn vị Nhận bán hàng đại lý, bán hàng đúng giá, hưởng hoa hồng:

+/ Khi nhận được hàng:
- Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, DN chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính. (Theo Thông tư 200 và Thông tư 133)

+/ Khi bán hàng nhận đại lý, ghi:
- Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được, căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131, ...(Tổng giá thanh toán)
          Có TK 331 - Phải trả cho người bán (giá giao bán đại lý + Thuế).
  Đồng thời doanh nghiệp theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý đã xuất bán trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
- Khi xác định hoa hồng đại lý được hưởng, tính vào doanh thu hoa hồng về bán hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
          Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
          Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

- Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý)
          Có các TK 111, 112,...
[Read More...]


Hướng dẫn kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, tiền thuế



Hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm kê khai như thế nào? Kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách kê khai hóa đơn điều chỉnh doanh thu, hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra, đầu vào…

1. Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm:

a) Những trường hợp phải lập hóa đơn điều chỉnh:

Theo điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014:
“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại biên hòa đồng nai  

KẾT LUẬN:
Khi phát hiện hóa đơn GTGT viết sai mà 1 trong 2 bên (bán, mua) hoặc cả 2 bên đã kê khai thì phải:

Bước1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Bước 2: - Xuất hóa đơn điều chỉnh

Lưu ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015
- Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Điều chỉnh giảm thuế suất:

STTTên hàng hóa, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
123456=4x5
01Điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% thành 5% của hóa đơn  số 0006789, ký hiệu TU/12P, ngày 11/03/2016.\\\\
   Cộng tiền hàng:                                                                                        \
Thuế suất GTGT:   .5 %  , Tiền thuế GTGT:                                                 1.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                            1.000.000
Số tiền viết bằng chữ:. Một triệu đồng chẵn.

 

Trường hợp 2: Điều chỉnh giảm đơn giá:

VD: Đơn giá thực tế là 12.000.000 nhưng hóa đơn trước lại viết thành 12.200.000 (Như vậy là chênh lệch 200.000, phải điều chỉnh giảm). Hóa đơn này đã kê khai vào tháng 3/2016. Đến tháng 6 mới phát hiện ra và phải viết hóa đơn điều chỉnh như sau:
STTTên hàng hóa, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
123456=4x5
01Điều chỉnh giảm đơn giá của hóa đơn số 0006359, ký hiệu TU/12P, ngày 19/03/2016.Chiếc10200.000
(Chỉ ghi số tiền muốn điều chỉnh giảm)
2.000.000
   Cộng tiền hàng:                                                                                        2.000.000
Thuế suất GTGT:   .10 %  , Tiền thuế GTGT:                                                 200.000
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                            2.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu hai tram nghìn đồng chẵn.


Trường hợp 3: Điều chỉnh hoá đơn chiết khấu thương mại:

Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014:
“2.5. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Như vậy: Trường hợp này các bạn cũng lập hoá đơn điều chỉnh GIẢM kèm theo Bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh giảm, cụ thể như sau:
 

STTTên hàng hóa, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
123456=4x5
01Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế máy tính xách tay ACER của các hoá theo bảng kê số ….Chiếc45550.00024.750.000
(Chiết khấu thương mại 5% theo hợp đồng số ... ngày....)
 Cộng tiền hàng:                                                                                    24.750.000
Thuế suất GTGT: 10% , Tiền thuế GTGT:                                             2.475.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                                   27.225.000
Số tiền viết bằng chữ:. Hai mươi bảy triệu hai trăm hai mươi hai lăm nghìn đồng. 


2. Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm:

Theo Công văn 3430/TCT-KK ngày 21/08/2014 của Tổng cục thuế về việc kê khai hóa đơn bán hàng:

“Căn cứ quy định nêu trên, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:
- Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
- Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.
Hiện tại Tổng cục Thuế đã hỗ trợ việc nhập số âm tại bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT trên ứng dụng HTKK, iHTKK.”

Theo Công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng cục thuế:
"Ví dụ 6: Tháng 05/2015 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 07/2015, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng.
- Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.
- Trường hợp hai bên thống nhất điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT theo quy định. Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015(nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015."
Chi tiết:
- Cách kê khai âm: Các bạn đặt đấu trừ (-) trước sau đó nhập số tiền.
VD: -1.000.000

- Kê khai hóa đơn điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại.
VD: Tháng 12/2106 Lập hóa đơn điều chỉnh của hóa đơn tháng 8/2016 thì kê khai hóa đơn điều chỉnh này vào tháng 12/2016.

Lưu ý: Hiện tại phần mềm HTKK 3.4.1 đã bỏ các phụ lục đi, nên sẽ kê khai trực tiếp trên Tờ khai 01/GTGT, cụ thể như sau:

Kê khai 3 ví dụ bên trên:

1. Bên bán kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra:

Kê khai Âm vào các Chỉ tiêu thuế suất tương ứng trên Tờ khai 01/GTGT:
-  Kê khai âm vào Chỉ tiêu 32: -26.750.000, Chỉ tiêu 33: -3.675.000 (Vì là thuế suất 10% và có 1  hóa đơn điều chỉnh giảm tiền thuế).

Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm


Chú ý: Nếu trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác:
- Thì các bạn phải trừ số tiền doanh thu và thuế GTGT của hóa đơn điều chỉnh giảm đó.

VD: Sau khi các bạn kê khai các hóa đơn khác thì số liệu trên Chỉ tiêu 32 là: 40.000.000 => Thì các bạn lấy số tiền đó (-) trừ đi - 26.750.000 = 13.250.000
- Lấy số liệu ở Chỉ tiêu 33 là: 4.000.000 - 3.675.000 = 325.000 (Nếu bạn đã hạch toán thì có thể dựa vào Sổ TK 3331 để kê khai vào đây)

2. Bên mua kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào:

Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 23, 24, 25 trên Tờ khai 01/GTGT
-  Kê khai âm vào: Chỉ tiêu [23]: -26.750.000
-  Kê khai âm vào: Chỉ tiêu [24]: -3.675.000
-  Kê khai âm vào: Chỉ tiêu [25]: -3.675.000

hoa dong dieu chinh giam ke khai nhu the nao
Chú ý: Nếu trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác:
- Thì các bạn phải trừ số tiền Giá trị mua vào và thuế GTGT của hóa đơn điều chỉnh giảm đó.

VD: Sau khi các bạn kê khai các hóa đơn khác thì số liệu trên Chỉ tiêu 23 là: 40.000.000 => Thì các bạn lấy số tiền đó (-) trừ đi - 26.750.000 = 13.250.000
- Lấy số liệu ở Chỉ tiêu 24 và 25 là: 4.000.000 - 3.675.000 = 325.000 (Nếu bạn đã hạch toán thì có thể dựa vào Sổ TK 1331 để kê khai vào đây)
Chú ý: Hóa đơn điều chỉnh giảm thì không được viết âm trên hóa đơn nhưng phải kê khai âm trên phần mềm HTKK
[Read More...]


Xử lý thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định, hàng hoá đã khấu trừ khi giải thể doanh nghiệp?



Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 4569 /TCT-CS ngày 20/12/2012 trả lời Cục thuế tỉnh Đồng Tháp về việc xử lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tài sản cố định (TSCĐ), hàng hoá đã khấu trừ khi giải thể doanh nghiệp.
Trước đó, Tổng cục Thuế nhận được công văn số 910/CT-TTHT ngày 20/8/2012 của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp vướng mắc về thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của tài sản cố định, hàng hoá của doanh nghiệp giải thể. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:


Tại điểm 1.2.c, Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về khấu trừ thuế GTGT:
dịch vụ kế toán thuế
“c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

c.1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.

c.3. Thuế GTGT đầu vào cùa tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ”

Tại khoản 5 phần c Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 và khoản 5 điều 18 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định:

“5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyến đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa”.
Địa chỉ học kế toán Tại thủ đức
Tổng cục Thuế đã có công văn số 2353/TCT-CS ngày 3/7/2012 trong đó có hướng dẫn Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và Cục Thuế tỉnh Bình Phước vướng mắc về thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của tải sản cố định, hàng hoá chưa bán của doanh nghiệp giải thể như sau:

"...trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và vật tư, hàng hoá sử dụng cho sản xuất kinh doanh đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế thì khi doanh nghiệp giải thể việc xử lý số thuế GTGT đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế như sau:

+ Đối với tài sản cố định, cơ quan thuế thực hiện thu hồi lại số thuế GTGT tương ứng với giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định tính đến thời điểm giải thể.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng
+ Đối với vật tư, hàng hoá tồn kho thì cơ quan thuế thực hiện thu hồi lại số thuế GTGT đầu vào của toàn bộ giá trị lô hàng hoá, vật tư còn tồn kho tính đến thời điểm giải thể”.

Căn cứ vào hướng dẫn trên, trường hợp trước khi doanh nghiệp giải thể đã tiến hành bán thanh lý tài sản cố định, vật tư hàng hoá còn tồn kho, đã xuất hoá đơn và kê khai thuế theo quy định thì doanh nghiệp không bị xử lý truy thu số thuế GTGT đầu vào đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế.

Trường hợp khi doanh nghiệp giải thể vẫn còn tài sản cố định, hàng hoá tồn kho chưa bán thì thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2353/TCT-CS ngày 3/7/2012 nêu trên.
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page