Browse »
Home » Archives for tháng 4 2018
Hướng dẫn cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo Thông tư 133 và 200. Cách hạch toán hàng được nhận khuyến mãi. Quy định về hàng khuyến mãi, quảng cáo ...
I) Quy định về sản phẩm, hàng hóa khuyến mãi, quảng cáo:
1. Quy định về Luật Thương mại:
- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phải theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Tức là phải đăng ký với Sở công thương những sản phẩm đó.
2. Cách viết hóa đơn GTGT:
Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Cách viết hóa đơn xem tại đây: Cách viết hóa đơn hàng khuyến mãi
3. Quy định về Thuế GTGT:
Theo khoản 5 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định giá tính thuế như sau:
"5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho."
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải dương
Như vậy:
- Nếu hàng khuyến mãi đăng ký với Sở Công thương thì: Giá tính thuế bằng 0, tức là Không phải nộp thuế GTGT.
- Nếu không đăng ký với Sở công thương thì các bạn phải kê khai, tính nộp thuế như hàng cho biếu tặng.
Theo khoản 5 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
"5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ."
Như vậy: Hóa đơn đầu vào hàng khuyến mãi được khấu trừ.
4. Quy định về Thuế TNDN:
Theo điểm 2.2.1 khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/T-BTC:
"2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.'"
b
Nhưng theo khoản 4 điều 1 Luật số 71/2014/QH13:
"4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9."
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận bình thạnh
Như vậy:
- Năm 2014: Chi phí khuyến mại được tính vào chi phí được trừ nhưng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ.
- Từ năm 2015: Chi phí khuyến mại không bị khống chế mức 15% nữa. (Được trừ toàn bộ)
II) Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền theo Thông tư 133 và 200:
1. Đối với bên bán:
- Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất sản phẩm, hàng hóa:
a) Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá) (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 (Nếu theo Thông tư 133)
Có các TK 155, 156.
b) Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156 (giá thành sản xuất, giá vốn hàng hoá)
- Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
2) Đối với bên Đại lý, nhà phân phối:
Địa chỉ học kế toán tổng hợp Tại hà đông
- Trường hợp DN có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
3. Đối với bên mua:
a. Khi nhận được hàng khuyến mãi:
cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu
Nợ TK – 156: Hàng hóa
Có TK – 711: Giá trị hàng khuyến mãi
Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền
b. Khi xuất bán khuyến mãi:
Nợ TK 111, 112, 131:
Có TK 511:
Có TK 3331:
- Phản ánh giá vốn hàng khuyến mãi:
Nợ TK 632
Có TK 156.
[Read More...]
Mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế, tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, tờ khai thuế môn bài, cách tính phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Thông tư Số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ tài chính
- Để tính được là DN nộp chậm bao nhiều ngày mời các bạn xem:
Hồ sơ kê khai thuế bao gồm: Tờ khai thuế môn bài, Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, các loại Hồ sơ khai thuế khác...
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Theo điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:
Mức phạt |
Số ngày nộp chậm |
Phạt cảnh cáo
(nếu có tình tiết giảm nhẹ)
|
Từ ngày 01 đến 5 ngày |
Phạt tiền 700.000 đồng
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ: Tối thiếu: 400.000
- Nếu có tình tiết tăng nặng: Tối đa: 1.000.000 |
Từ ngày 01 đến 10 ngày |
Phạt tiền 1.400.000 đồng
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ: Tối thiếu: 800.000
- Nếu có tình tiết tăng nặng: Tối đa: 2.000.000 |
Từ ngày 10 đến 20 ngày
|
Phạt tiền 2.100.000 đồng
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ: Tối thiếu: 1.200.000
- Nếu có tình tiết tăng nặng: Tối đa: 3.000.000
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông |
Từ ngày 20 đến 30 ngày |
Phạt tiền 2.800.000 đồng
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ: Tối thiếu: 1.600.000
- Nếu có tình tiết tăng nặng: Tối đa: 4.000.000 |
Từ ngày 30 đến 40 ngày |
Phạt tiền 3.500.000 đồng
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ: Tối thiếu: 2.000.000
- Nếu có tình tiết tăng nặng: Tối đa: 5.000.000 |
- Từ ngày 40 đến 90 ngày
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
|
VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT Qúy 4/2016 là ngày 30/1/2017. -> Nhưng đến ngày 8/2/2017 bạn mới nộp. -> Số ngày chậm nộp là 8 ngày (Tính từ ngày 1/2/2017).
=> Mức phạt là: Từ 400.000 - 1.000.000 -> Bình quân sẽ là: 700.000
dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]
Hướng dẫn cách hạch toán Tài khoản 631 theo thông tư 133, Cách hạch toán giá thành sản xuất, hạch toán kết chuyển chi phí sản xuất dở dang, nguyên vật liệu, nhân công, giá thành sản phẩm nhập kho ...theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 631 - Giá thành sản xuất
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,... trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
b) Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên không sử dụng tài khoản này.
c) Chỉ hạch toán vào tài khoản 631 các loại chi phí sản xuất, kinh doanh sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
- Chi phí nhân công trực tiếp;
- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với các doanh nghiệp xây lắp);
- Chi phí sản xuất chung.
d) Không hạch toán vào tài khoản 631 các loại chi phí sau:
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí tài chính;
- Chi phí khác;
đ) Chi phí của bộ phận sản xuất, kinh doanh phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, trị giá vốn hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và chi phí thuê ngoài gia công chế biến (thuê ngoài, hay tự gia công, chế biến) cũng được phản ánh trên tài khoản 631.
e) Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” phải được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ, đội sản xuất,...) theo loại, nhóm sản phẩm, dịch vụ…
Địa chỉ học kế toán Tại bình dương
g) Đối với ngành nông nghiệp, giá thành thực tế của sản phẩm được xác định vào cuối vụ hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó, nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.
- Đối với ngành trồng trọt, chi phí phải được hạch toán chi tiết theo 3 loại cây:
+ Cây ngắn ngày;
+ Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần;
+ Cây lâu năm.
- Đối với các loại cây trồng 2, 3 vụ trong một năm, hoặc trồng năm nay, năm sau mới thu hoạch, hoặc loại cây vừa có diện tích trồng mới, vừa có diện tích chăm sóc thu hoạch trong cùng một năm,... thì phải căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép, phản ánh rõ ràng chi phí của vụ này với vụ khác, của diện tích này với diện tích khác, của năm trước với năm nay và năm sau,...Không phản ánh vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” chi phí trồng mới và chăm sóc cây lâu năm đang trong thời kỳ XDCB.
- Đối với một số loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán hoặc liên quan đến nhiều vụ, nhiều thời kỳ thì phải được theo dõi chi tiết riêng, sau đó phân bổ vào giá thành từng loại sản phẩm có liên quan như: Chi phí tưới tiêu nước, chi phí chuẩn bị đất và trồng mới năm đầu của những cây trồng một lần, thu hoạch nhiều lần (chi phí này không thuộc vốn đầu tư XDCB).
- Trên cùng một diện tích canh tác, nếu trồng xen kẽ từ hai loại cây công nghiệp ngắn ngày trở lên thì những chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến cây nào sẽ tập hợp riêng cho cây đó (như hạt giống, chi phí gieo trồng, thu hoạch) chi phí phát sinh chung cho các loại cây (như chi phí cày, bừa, tưới tiêu nước…) được tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng.
- Đối với cây lâu năm, các công việc từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi bắt đầu có sản phẩm được xem như quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ được tập hợp chi phí vào TK 241 “XDCB dở dang”.
- Hạch toán chi phí chăn nuôi phải theo dõi chi tiết cho từng ngành chăn nuôi (ngành chăn nuôi trâu bò, ngành chăn nuôi lợn…), theo từng nhóm hoặc theo từng loại gia súc, gia cầm. Đối với súc vật sinh sản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào TK 631 “Giá thành sản xuất” theo giá trị còn lại.
h) Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” áp dụng đối với ngành giao thông vận tải phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (vận tải hành khách, vận tải hàng hóa…). Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải trích trước hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh hàng kỳ.
i) Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, hạch toán tài khoản 631 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hoạt động ăn uống, dịch vụ buồng nghỉ, phục vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (giặt, là, cắt tóc, điện tín, massage…).
2. Kết cấu và nội dung Tài khoản 631 - Giá thành sản xuất
dich vu ke toan thue tron goi gia re tai cau giay
Bên Nợ:
- Chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ;
- Chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
3. Cách hạch toán giá thành sản xuất Tài khoản 631
a) Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ vào bên Nợ tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
b) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 611 Mua hàng.
c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 334 Phải trả người lao động
d) Khi tính số Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn của số công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý sản xuất vào giá thành sản xuất, ghi:
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385, 3388)
đ) Khi phát sinh các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có các TK 111, 112, 214, 331 ...
dich vu thanh lap doanh nghiep tai huyen hai phong
e) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ, ghi;
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 631 - Giá thành sản xuất.
g) Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 631 - Giá thành sản xuất.
--------------------------------
[Read More...]
Là một kế toán thuế ngoài kinh nghiệm, kỹ năng làm việc cần có sự cẩn thận, chính xác đến từng chỉ tiêu, con số từ việc viết hoá đơn đến hạch toán chi tiết. Để giúp các bạn tránh sai sót khi làm kế toán thuế thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số lỗi sai sót khi làm kế toán thuế và bài học kinh nghiệm khi thực hiện công việc kế toán.
I- Các lỗi hay gặp khi phát sinh mua bán
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
– Không nhận hóa đơn tại nơi xuất hàng mà nhận hóa đơn do người bán đem đến (dễ bị nhận hóa đơn giả).
– Không xuất hóa đơn GTGT đối với Hàng hóa Xuất khẩu.
– Không xuất hóa đơn đối với doanh thu hàng ủy thác xuất khẩu.
– Không lót giấy carbon giữa các liên.
– Thiếu chữ ký người mua trên hóa đơn.
– Không ghi thuế suất thuế GTGT. Báo cáo sử dụng hóa đơn : Không lập báo cáo sử dụng hóa đơn theo định kỳ ( Tháng, Quý, Năm ) Các bảng kê hóa đơn bán ra , mua vào :
– Ghi không đầy đủ cột mục theo quy định.
– Cột ngày chứng từ ghi không theo đúng định dạng 31/01/2017 (ghi sai là 01/31/2017 hoặc 31-Jan-01, 2017-01-31 v.v…)
– Trong bảng kê HHDV bán ra không ghi đúng thứ tự số hóa đơn đã sử dụng, đồng thời cũng dễ bị kê khai trùng nhiều lần cho cùng một hóa đơn.
– Không lập bảng kê riêng đối với hàng hóa bán ra không chịu thuế GTGT ( giống như hàng đại lý bán đúng giá)
– Trong bảng kê hóa đơn mua vào không lập bảng kê riêng đối với những hàng hóa dịch vụ phục vụ cho sản xuất, hàng không chịu thuế GTGT.
II- Các lỗi hay gặp khi kê khai thuế
Kê khai thuế GTGT hàng tháng hoặc quý: Kế toán xây dựng
– Thiếu chỉ tiêu 5 (dòng thuế GTGT được khấu trừ)– Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung của tờ khai.
– Nhân viên kế toán làm cho nhiều công ty khác nhau, khi lập tờ khai bằng máy tính quên thay đổi mã số thuế, tên công ty, địa chỉ …. của công ty.
dich vu lam bao cao tai chinh gia re tai quan hai ba trung
– Gộp doanh thu và thuế đầu ra của nhiều thuế suất ghi chung vào một dòng
– Không tính gộp cả doanh thu của HHDV không chịu thuế GTGT vào chỉ tiêu 1.
– Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước.
– Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan, trong khi chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.
– Kê khai khấu trừ 3% đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB nhưng mua về không phải để bán ra.
– Không tách riêng bảng kê Hàng hóa DV mua vào có hóa đơn bán hàng được khấu trừ tỷ lệ 3% .
– Kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng đã chặn trừ tại nguồn
– Hàng tháng đã chặn trừ thuế thu nhập của người lao động nhưng chiếm dụng không kê khai và nộp vào ngân sách kịp thời đúng theo qui định của pháp lệnh thuế thu nhập.
– Những đơn vị có nộp thuế TNCN của người nước ngoài, không lập riêng tờ khai hoặc đã kê khai lẫn lộn giữa người VN với người nước ngoài. Kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp hàng năm
– Không chủ động kê khai đúng thời gian theo qui định của Luật thuế, bị cơ quan thuế nhắc nhở, xử phạt hành chính.
– Đơn vị tính : Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi bên trên biểu mẫu.
– Không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu quy định.
III- Các lỗi hay gặp khi nộp thuế
– Ghi nhầm tên người nộp là tên cá nhân đi nộp tiền (Phải ghi tên pháp nhân Doanh nghiệp ).
– Không nắm rõ các qui định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, bị cơ quan thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm.
– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước : Không ghi rõ tài khoản của cơ quan thuế trên giấy nộp tiền, thiếu quan tâm ý nghĩa của những mã hiệu mục lục ngân sách nhà nước có liên quan (cấp, chương, loại, khoản, muc, tiểu mục) để ghi cho đúng.
– Khi phát sinh khoản phải nộp (không thuộc các loại thuế thông thường) đã không lập tờ khai nộp cho cơ quan thuế
IV- Các lỗi hay gặp với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế
– Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hóa đơn hợp lệ.
–Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.
– Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).
– Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế; hoặc ngồi chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm.
dich vu ke toan thue tron goi tai bien hoa dong nai
IV- Các lỗi hay gặp khi đăng ký thuế
– Thay đổi kế toán trưởng, địa chỉ kinh doanh , tài khoản và ngân hàng , điện thoại, fax, email…. không đăng ký với cơ quan thuế.Đối với hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu :– Không thuyết minh sự sai biệt giữa hóa đơn và tờ khai Hải quan; giữa hóa đơn và chứng từ thanh toán.
– Thiếu chứng từ thanh toán hợp pháp đối với hàng xuất khẩu .
– Không có xác nhận của Hải quan tại ô 36 của tờ khai Hải quan .
-Văn thư đề nghị hoàn thuế không xác định mình thuộc đối tượng cụ thể nào được hoàn thuế (xuất khẩu hay âm luỹ kế 3 tháng v.v…).
– Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế GTGT đã kê khai hàng tháng (phải điều chỉnh lại số liệu đã kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ hoàn thuế).
– Phó giám đốc hoặc người được ủy quyền ký tên vào văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT không được xem là hợp lệ.
– Tài khoản đề nghị chuyển số tiền thuế GTGT được hoàn không đúng với số hiệu tài khoản và tên ngân hàng đã đăng ký thuế.
Theo Thái Sơn
[Read More...]
Trình tự thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp (BHTN) lần đầu năm 2018, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, điều chỉnh mức đóng, Hồ sơ cấp lại Sổ BHXH, thẻ BHYT, phương thức đóng ...
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định cụ thể: Đối tượng, hồ sơ, mức lương đóng, phương thức đóng BHXH cụ thể như sau:
- Trước khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN các bạn cần biết những đối tượng bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội, tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng hàng tháng ... chi tiết các bạn xem tại đây nhé:
Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội
- Tiếp nữa các bạn cần chú ý: Có cơ quan BH yêu cầu làm và có cơ quan không yêu cầu làm, đó là phải có thang bảng lương có đóng dấu xác nhận của Phòng LĐTBXH. Nên các bạn phải xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng LĐTBXH sau đó: Mang thang bảng lương đó cùng với hồ sơ tham gia BH đi nộp cho cơ quan BH. chi tiết xem tại đây:
Cách xây dựng thang bảng lương
I. Thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) đối với đơn vị tham gia lần đầu; đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; đơn vị thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT.
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin Mẫu D01-TS.
2. Người lao động cần chuẩn bị:
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH hoặc điều chỉnh thông tin hoặc truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Giấy tờ chứng minh đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có) theo Phụ lục 03.
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đăng ký đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Nơi nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH hoặc nộp qua mạng. (Liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm Quận, Huyện để biết chi tiết về việc tiếp nhận hồ sơ)
Chú ý: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. DN phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
II. Thủ tục hồ sơ cấp lại Sổ BHXH, thẻ BHYT:
HỒ SƠ CẤP LẠI, ĐỔI SỔ BHXH, THẺ BHYT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG ĐÃ GHI TRÊN SỔ BHXH, THẺ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
a) Người tham gia:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Doanh nghiệp:
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
a) Người tham gia:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.
b) Doanh nghiệp:
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).
c). Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS);
- Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
III. Thời hạn giải quyết:
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
1. Cấp sổ BHXH:
a. Cấp mới:
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
c. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
d. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp thẻ BHYT:
a. Cấp mới:
- Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b. Cấp lại, đổi thẻ BHYT:
- Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
IV. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:
1. Đóng hằng tháng
- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
- Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.
[Read More...]
Mua xe ô tô có giá trị trên 1,6 tỷ thì hạch toán như thế nào? Công ty kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán và kê khai hóa đơn mua xe ô tô trên 1,6 tỷ, cách tính khấu hao.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại huyện sóc sơn
1. Bồ hồ sơ chứng từ cần có:
hạch toán - kê khai hóa đơn trên 1,6 tỷ
- Hóa đơn giá trị GTGT bản sao có đóng dấu xác nhận sao y bản chính, vì hóa đơn đỏ bản chính công an giữ.
- Biên bản giao nhận xe ô tô.
- Hợp đồng, thanh lý.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Phải có ủy nhiệm chi và Giấy báo Nợ.
- Các biên lai thu phí, hóa đơn như: phí trước bạ, đăng ký biển số, bảo hiểm cho xe ...
2. Cách hạch toán:
Để các bạn hình dung rõ hơn. Công ty kế toán Thiên Ưng xin lấy ví dụ như sau:
- Công ty mua 1 xe ô tô trị giá 2,4 tỷ, thuế GTGT 10% = 240 tr, Lệ phí trước bạ: 270tr. (Công ty không kinh doanh dịch vụ vận tải, hành khách …)
Và theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính:
- Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT:
“ Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”.
- Các khoản Chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN:
“e) Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).”
Như vậy:
- Nếu DN bạn sử dụng ô tô đó vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn, làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô -> Thì được khấu trừ toàn bộ.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa
- Nếu không -> Công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần giá trị 1,6 tỷ. Và chỉ được ghi vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phần giá trị 1,6 tỷ, còn loại sẽ không được khấu trừ và tính vào chi phí được trừ.
Cách xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình:
Theo điều 4 Thông tư 45 quy định:
"a) TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác."
Cách hạch toán hóa đơn mua ô tô trên 1,6 tỷ như sau:
Nợ TK 211: 2.400.000.000 + (240.000.000 – 160.000.000: “Đây là phần thuế GTGT không được khấu trừ, cho vào nguyên giá”) = 2.480.0000.000
Nợ TK 133: 160.000.000 (Chỉ được khấu trừ phần giá trị 1,6 tỷ)
Có TK 331,112: 2.640.000.000
Lệ phí trước bạ:
Nợ TK 211: 270.000.000
Có TK 3339: 270.000.000
Nợ TK 3339: 270.000.000
Có TK 1111: 270.000.000
=> Tổng nguyên giá TSCĐ: 270.000.000 + 2.480.0000.000 = 2.750.000.000
Chú ý: Các Khoản chi phí phát sinh mua xe điều cộng vào nguyên giá
Xem thêm: Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
3. Cách kê khai thuế:
- Trên phần mềm HTKK mới nhất đã bỏ các phụ lục đi, nên các bạn sẽ kê khai trực tiếp trên Tờ khai thuế 01/GTGT cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 23: 2.400.000.000 (Kê khai theo số tiền chưa thuế trên hóa đơn)
Chỉ tiêu 24: 240.000.000 (Tổng số thuế GTGT đầu vào)
Chỉ tiêu 25: 160.000.000 (Số tiền thuế GTGT đươc khấu trừ)
- Nếu có phát sinh thêm các hóa đơn khác mà có thuế GTGT thì các bạn kê khai như hóa đơn đầu vào bình thường nhé.
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
4. Cách tính khấu hao:
a. Tính khấu theo luật kế toán:
- Theo quy định tại Khung trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC: Xe ô tô có thời gian từ 6 – 10 năm.
- Công ty lựa chọn trích khấu hao 10 năm
-> Mức khấu hao hàng năm = 2.750.000.000/10 = 275.000.000/năm.
=> Mức khấu hao hàng tháng = 275.000.000/12 = 22.916.666/tháng
Khi làm sổ sách thì kế toán hạch toán vào sổ sách:
Nợ TK 642: 22.916.666/tháng
Có TK 214: 22.916.666/tháng
b. Tính khấu hao theo luật thuế:
- Đây là căn cứ để ghi nhận vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN cuối năm:
- Vì chỉ được ghi nhận vào chi phí khi tính thuế TNDN là 1,6 tỷ (mà không phải là 2,75 tỷ) nên các bạn phải trừ phần lớn hơn 1,6 tỷ ra.
- Khoản khấu hao chênh lệch = 2,75 tỷ – 1,6 tỷ = 1.150.000.000
=> Khoản khấu hao chênh lệch của 1 năm = 1.150.000.000/10 = 115.000.000 (Vì khấu hao 10 năm nên chia cho 10)
Cuối năm khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN thì các bạn nhập số tiền này: 115.000.000 vào: Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
[Read More...]