Truy thu thuế GTGT, TNDN thì DN hạch toán như thế nào?



Khi doanh nghiệp bị truy thu thuế GTGT, thuế TNDN thì kế toán nên hạch toán sao cho đúng? Đó là câu hỏi mà nhiều kế toán gặp phải đang băn khoăn. Bài viết sau đây, Kế toán Hà Nội sẽ trả lời về vấn đề này nhé!


1.Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ ghi nhận truy thu thuế GTGT, thuế TNDN, phật chậm nộp sau khi có quyết định xử phạt.
Khi công ty có Cơ quan thanh tra kiểm tra quyết toán thuế và quyết định xử phạt phải nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, phạt chậm nộp thì DN hạch toán như thế nào?
Học kế toán thực hành Tại bắc ninh
+ Căn cứ theo Đoạn 03, Chuẩn mực kế toán số 29 có quy định rõ ràng như sau: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót quy định. Ảnh hưởng về thuế của việc sửa chữa sai sót kỳ trước và điều chỉnh hồi tố đối với những chính sách kế toán được trình bày phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế TNDN.

+ Căn cứ theo điểm b, đoạn 57, Chuẩn mực kế toán số 17 có quy định về những thành phần chủ yếu của chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập gồm các điều chỉnh trong năm thuế thu nhập hiện hành của các năm trước.

2. Hạch toán cụ thể
Như vậy với trường hợp Công ty bị cơ quan Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt phải nộp thêm thuế GTGT, thuế TNDN, phạt chậm nộp thì kế toán thực hiện hạch toán như sau:

+ Phản ánh thuế TNDN phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành

            Có TK 3334: Thuế TNDN.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại bắc ninh + Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3334: Thuế TNDN

            Có TK 111,112

+ Phản ánh thuế GTGT phải nộp bổ sung, kế toán ghi:

Nợ TK 811: Chi phí khác.

            Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

+ Khi nộp tiền thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3331:Thuế GTGT phải nộp.

            Có TK 111,112

+ Phản ánh số tiền phạt chậm nộp:

Nợ TK 811: Chi phí khác

            Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

+ Khi nộp tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước:

Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận 3             Có TK 111, 112.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề về truy thu thuế GTGT, thuế TNDN nhé!
[Read More...]


Bật mí bí kíp giúp định khoản nhanh dành cho các bạn kế toán mới bắt đầu



Khi bạn mới làm kế toán sẽ rất lóng ngóng và thao tác không được nhanh. Điều quan trọng kế toán luôn phải định khoản đúng. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn bí kíp giúp định khoản nhanh và chính xác hơn dành cho các bạn kế toán mới vào nghề nhé!


1.Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản
Điều đầu tiên là bạn cần học thuộc và nắm chắc trong lòng bàn tay công cụ cơ bản nhất này. Vì chỉ khi học thuộc danh mục hệ thống tài khoản thì bạn mới biết nó định khoản như thế nào, tài khoản bao nhiêu mà thôi.

Mới đầu bạn có thể không nhớ hết các loại tài khoản thì có thể học thuộc tài khoản cấp 1 trước cho dễ nhớ. Sau đó khi đi làm thì khi định khoản phải định khoản rõ ở tài khoản cấp thấp nhất để chi tiết hơn.

2. Nắm được bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khi có một nghiệp vụ kinh tế kế toán phát sinh thì bạn cần hiểu và nắm được bản chất của nghiệp vụ đó là gì, từ đó có thể định hướng được cách định khoản xem nó thuộc tài khoản loại nào và nợ có ra sao.

Những bước đầu tiên tuy đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng nhé!

3. Phân biệt được cách sử dụng từng nhóm tài khoản.
Làm sao để có thể phân biệt được?

Điều này có nghĩa là khi có nghiệp vụ phát sinh thì bạn phải hiểu và biết nó ảnh hưởng tới những tài khoản nhóm nào? Và muốn làm được điều này thì bạn phải biết và nắm rõ định nghĩa của từng nhóm tài khoản.

+ Nhóm tài khoản loại 1,2 ( Tài sản): Là những tài sản thuộc sở hữu của Công ty ohast sinh tăng được ghi bên Nợ, phát sinh giảm được ghi bên Có. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ nằm ở bên Nợ ( Đây được coi là Nguyên tắc chúng ta buộc phải thuộc mà không nên hỏi vì sao như vậy nhé!). Tài sản thì mang lợi ích kinh tế trong tương lai khi chúng ta sử dụng nó.

Ví dụ như: Tiền mặt, Ô tô, Tiền gửi ngân hàng, Máy móc, thiết bị…

Học kế toán Tại long biên
+ Nhóm tài khoản loại 3,4 (Nguồn vốn): Nguồn vốn là nguồn hình thành lên Tài sản. Bất kỳ một tài sản nào cũng có nguồn hình thành: có 2 nguồn hình thành nên tài sản là Nợ phải trả- loại 3, và Vốn chủ sở hữu- loại 4. Bạn có thể học thuộc tính chất tài khoản loại 1,2 và suy ra tính chất tài khoản 3,4. Tính chất loại 3 và 4 ngược lại so với tài khoản loại 1,2. Khi phát sinh tăng thì tài khoản loại 3,4 được ghi bên Có, phát sinh giảm được ghi bên Nợ. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ nằm ở bên Có.

Ví dụ như: Máy móc thiết bị của Công ty là do đâu mà có? Là do Chủ sở hữu bỏ tiền ra mua. Vậy Máy móc được hình thành từ loại 4 là Vốn chủ sở hữu. Và nếu trường hợp Công ty mua máy móc thiết bị này còn thiếu tiền thì nó được hình thành từ loại 3- Nợ phải trả.

+ Nhóm tài khoản loại 5,7 (Doanh thu): Khi phát sinh tăng doanh thu được ghi nhận bên Có, phát sinh giảm bên Nợ là do cuối tháng được kết chuyển vào loại 9 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xem lãi hay lỗ. Và doanh thu phát sinh khi chúng ta thực hiện bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Ví dụ như: Công ty kinh doanh điều hoà. Khi bán điều hoà cho khách hàng và khách hàng trả tiền cho Công ty thì kế toán ghi nhận doanh thu và thu nhập khác (loại 5,7).

+ Nhóm tài khoản 6,8 (Chi phí): Cũng giống như 1,2 và nhóm 3,4 đối ngược nhau. Tài khoản nhóm 6,8 có tính chất ngược với tài khoản 5,7. Khi có phát sinh tăng chi phí được ghi nhận bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có là do cuối tháng kết chuyển sang loại 9 để xác định kết quả kinh doanh. Chi phí chỉ mang lại lợi ích kinh tế trong kỳ hiện tại mà nó phát sinh, không mang lại lợi ích kinh tế trong các kỳ kinh tế tiếp theo. Tức là chỉ mang lại lợi ích kinh tế của 1 tháng. Điều này các bạn hết sức lưu ý nhé!

Ví dụ như: Chi phí tiền lương tháng 04/2018, chi phí tiền điện tháng 04/2018… đây là nhóm chi phí 6,8 vì những khoản chi phí này chỉ liên quan đến tháng nó phát sinh, không ảnh hưởng và liên quan đến những tháng sau.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại đông anh
4. Biết được tính chất ghi sổ Nợ Có của nhóm tài khoản từ loại 1- 9
+Tài khoản loại 1;2;6;8: Phát sinh TĂNG ghi bên Nợ, phát sinh GIẢM ghi bên Có.

+Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại với 1;2;6;8: Phát sinh TĂNG ghi bên Có, phát sinh GIẢM ghi bên Nợ.
=> Trước mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm thì chúng ta sẽ biết cách ghi nợ và ghi có. KHÔNG NÊN HỎI VÌ SAO MÀ PHẢI HỌC THUỘC VÌ ĐÂY LÀ NGUYÊN TẮC

Về số dư tài khoản của từng nhóm tài khoản

 +Nhóm tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ; Số dư cuối kỳ bên nợ = Số dư đầu kỳ bên nợ 1;2 (+) Phát sinh tăng bên nợ - Phát sinh giảm bên có.

+Nhóm tài khoản loại 3; 4: có số dư bên Có; Số dư cuối kỳ bên có = Số dư đầu kỳ bên Có 3;4 (+) Phát sinh tăng bên có - Phát sinh giảm bên Nợ

+Nhóm tài khoản loại 5; 6; 7; 8; 9: không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu vào tài khoản 911. Do đó số dư = 0. Tổng phát sinh bên nợ phải bằng tổng phát sinh bên có).

Lưu ý:

Khi phát sinh nghiệp vụ thì chúng ta phải ghi tài khoản con trong danh mục hệ thống thông tư 200 hoặc Thông tư 133. Muốn biết ghi tài khoản con nào thì có vài cách sau:

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại từ liêm 5. Nghiệp vụ phải có tài khoản ghi Nợ và ghi Có
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra thì ảnh hưởng ít nhất đến 2 tài khoản. Trong đó phải có 1 tài khoản ghi Nợ và 1 tài khoản ghi Có ( hoặc có thể 3 tài khoản trở lên). Và tổng số tiền bên Nợ phải bằng tổng số tiền bên Có

Theo Huyen Babi
[Read More...]





Kê khai Thuế Môn Bài và mức Thuế Môn Bài năm 2017

Hầu hết bất cứ ai khi có ý muốn thành lập doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề khó khăn rằng liệu mình phải mất những khoản phí, lệ phí gì để đóng cho Nhà Nước và mức phí phải nộp là bao nhiêu? Trong đó, Thuế môn bài là loại thuế bắt buộc phải đóng đối với các cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; đó như một điều kiện cần để công ty được hợp pháp khi thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp được miễn giảm đóng Thuế Môn Bài theo quy định của pháp luật. Sau đây, Quốc Luật sẽ nêu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến Thuế Môn Bài mới hiện nay:



Địa chỉ học kế toán thực tế Tại bình dương
I/ Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài và mức đóng lệ phí môn bài năm 2017

    Đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:

Theo Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ – CP và Thông tư 302/2016/TT – BTC quy định về mức thuế môn bài đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế


Mức lệ phí môn bài phải đóng


Tiểu mục nộp tiền

Trên 10 tỷ đồng


3.000.000 đồng/năm


2862

Từ 10 tỷ đồng trở xuống


2.000.000 đồng/năm


2863

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác.


1.000.000 đồng/năm


2864

Trường hợp có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước.

    Các doanh nghiệp mới thành lập:

+ Nếu được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

+ Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí của cả năm (chỉ dành cho năm thành lập).

    Chú ý: Nếu không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Trường hợp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của cả năm tạm ngưng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch và không nhận được thông báo gửi từ cơ quan thuế thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Thời gian nộp Lệ phí môn bài đối với các doanh nghiệp đang hoạt động là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng
II/ Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Mức doanh thu


Mức tiền lệ phí môn bài phải đóng


Tiểu mục nộp tiền

Trên 500 triệu đồng/ năm


1.000.000 đồng/ năm


2862

Trên 300 đến 500 triệu đồng/ năm


500.000 đồng/năm


2863

Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm


300.000 đồng/năm


2864

      Thời gian nộp lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm

    Chú ý: Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
    Khai lệ phí môn bài:

           + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về tổng   doanh thu của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình để xác định mức thu lệ phí môn bài đối với địa điểm sản xuất, kinh doanh.

           + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình cho thuê bất động sản khai lệ phí môn bài một lần theo từng hợp đồng cho thuê đất động sản.

           + Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh không trực tiếp khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà có tổ chức khai và nộp thay thuế thì tổ chức có trách nhiệm nộp thay lệ phí môn bài của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh khi cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này chưa nộp.

III/ Đối tượng được miễn lệ phí môn bài:

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa     Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
    Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.
    Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
    Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
    Điểm bưu điện văn hóa xã, cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử)
    Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
    Quỹ tín dụng nhân dân xã, hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Khi bạn đã nắm bắt được những thông tin về pháp lý, việc kinh doanh của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn và không phải bận tâm về các khoản chi phí phải đóng quá cao cho Nhà Nước.
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page