Công ty chứng khoán lãi lớn nhưng chưa bền



Thị trường khởi sắc trong 3 tháng đầu năm giúp doanh thu tự doanh cũng như môi giới của nhiều công ty chứng khoán tăng gấp đôi.

Thị trường chứng khoán khởi sắc trong 3 tháng đầu năm.
Gần cuối tháng 4, đa phần các công ty chứng khoán đều công bố báo kết quả kinh doanh quý I với số liệu lạc quan hơn cùng kỳ năm ngoái. Theo khảo sát, tổng doanh thu của các công ty chứng khoán đang niêm yết trên sàn 3 tháng đầu năm đạt hơn 870 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất những doanh nghiệp này cũng tăng 118%, đạt trên 490 tỷ đồng.
Số liệu này không bao gồm kết quả kinh doanh của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Chứng khoán Dầu khí (PSI) do chưa có báo cáo hợp nhất. Dù vậy, chỉ tính riêng báo cáo tài chính riêng lẻ, quý I vừa qua, SSI vẫn thắng lớn khi doanh thu đạt 382 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Hồng Nam – Phó tổng giám đốc Chứng khoán Sài Gòn cho rằng lý do quan trọng nhất khiến công ty tăng lãi là thị trường khởi sắc. “Chứng khoán tăng trưởng cả về thanh khoản cũng như giá cổ phiếu giúp doanh thu từ môi giới cho đến các dịch vụ tài chính khác đều tăng lên rất nhiều”, ông Nam chia sẻ.
Thị trường sáng sủa còn giúp công ty đẩy mạnh hoạt động tự doanh, sinh lời trong quý I. Báo cáo tài chính riêng lẻ cho thấy, trong ba tháng đầu năm, doanh thu tự doanh của SSI cao gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 224,7 tỷ đồng. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng tăng 126%, đem về cho doanh nghiệp 76,4 tỷ đồng doanh thu. Kết quả này còn giúp SSI trở thành công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý I trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Tính chung 3 tháng đầu năm, tổng doanh thu tự doanh các công ty chứng khoán đang niêm yết đạt gần 324 tỷ đồng, tăng trên 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn gần 37% so với thu từ môi giới. Đơn vị dẫn đầu về tự doanh trong nhóm này phải kể đến Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC, Mã CK: HCM) khi thu về 81 tỷ đồng, tăng gần 200% so với quý I/2013. Yếu tố này đã giúp HSC trở thành một trong những công ty chứng khoán báo lãi cao nhất nhóm đang niêm yết với hơn 120 tỷ đồng.
Các công ty khác thuộc top 10 thị phần cũng công bố lãi từ hàng chục cho đến cả trăm tỷ đồng, đa phần nhờ đóng góp của doanh thu môi giới và tự doanh. Trong đó, Chứng khoán VNDirect thu về 46,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, Chứng khoán BIDV là 10,2 tỷ đồng Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) lãi 72 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, những công ty này đều có lợi nhuận sau thuế tăng ít nhất 70%, còn doanh thu môi giới và tự doanh cao hơn từ 40% cho đến hàng trăm phần trăm.
Một số doanh nghiệp có thị phần nhỏ hoặc không niêm yết cũng đạt kết quả khả quan hơn trong thời gian qua. Chẳng hạn Chứng khoán Agriseco tăng lãi hơn 400%, đạt 58 tỷ đồng trong quý I. Chứng khoán Rồng Việt lãi sau thuế gần 5,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ thu về 127 triệu đồng.
Đa phần các lãnh đạo công ty chứng khoán đều có chung quan điểm thị trường tăng điểm vào ba tháng đầu năm là yếu tố chính khiến doanh nghiệp có lợi nhuận. Ông Phạm Phú Khôi – Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào thế doanh cốt lõi là cũng đủ lãi.
Theo báo cáo tài chính quý I, ACBS lãi sau thuế 116,7 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh thu hoạt động môi giới tăng mạnh nhất với 81%, lên 40 tỷ đồng.
Cuối tháng 3, cả hai chỉ số chứng khoán HNX-Index và Vn-Index đều tăng trên dưới 20% so với thời điểm đầu năm. Hàng loạt cổ phiếu lên mặt bằng giá mới hay thoát cảnh giao dịch dưới 5.000 đồng từng duy trì suốt cả năm trước đó. Các cổ phiếu của công ty chứng khoán cũng không nằm ngoại lệ khi giá liên tục tăng, kết hợp khối lượng giao dịch hàng triệu đơn vị mỗi phiên. Nhiều nhà đầu tư lúc bấy giờ đã chia sẻ do tự dự đoán và đặt kỳ vọng vào kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán nên mới đẩy mạnh giao dịch vào cổ phiếu nhóm ngành này.
Dù vậy, với hai nhịp điều chỉnh giảm sâu xuất hiện từ đầu tháng 4 đến nay, hầu hết các sếp công ty chứng khoán trở nên thận trọng khi nhắc đến lãi trong thời gian tới. Phó tổng giám đốc Chứng khoán Sài Gòn – ông Nguyễn Hồng Nam cho rằng “Quý II thu lợi nhuận như quý I là điều khó xảy ra”.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng Theo lãnh đạo này, thanh khoản thị trường thời gian gần đây có phần sụt giảm so với những tháng đầu năm, trong khi hoạt động của các công ty chứng khoán hầu hết phụ thuộc vào diễn biến giao dịch. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/4, 66% blue-chip rổ VN30 suy yếu khiến Vn-Index tiếp tục suy giảm, chốt 569,36 điểm.
Trước đó, từng có thời điểm chỉ số này đóng cửa trên 630 điểm. Theo phân tích và tính toán của SSI, ông Nam cho biết thị trường chứng khoán chỉ xoay quanh khoảng 600 điểm năm nay. Tổng giám đốc một công ty chứng khoán thuộc 10 thị phần môi giới sàn TP. Hồ Chí Minh cũng bày tỏ không dám chắc chắn khi nói đến lợi nhuận công ty trong quý II do “còn phụ thuộc vào nhiều vào các hoạt động trên thị trường”. Dù vậy, đa phần các lãnh đạo này đều đang kỳ vọng lợi nhuận chung 2014 vẫn sẽ cao hơn năm ngoái 10-20%.
Trao đổi với phóng viên, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng lợi nhuận các công ty chứng khoán khó ổn định do hoạt động doanh nghiệp phụ thuộc khá lớn vào biến động thị trường. Theo chuyên gia này, thông thường các công ty chứng khoán có nguồn thu chính từ phí môi giới cùng các dịch vụ khác như tư vấn, ủy thác đầu tư. Tuy nhiên, với sự thuận lợi của thị trường trong quý I vừa qua, nguồn thu chính đối với những doanh nghiệp này lại là tự doanh.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng “Kết quả kinh doanh quý II ra sao vẫn là dấu hỏi lớn. Nếu thị trường quay đầu giảm, nguy cơ lỗ của các công ty chứng khoán vẫn rất lớn”, ông Hiển đánh giá.
Theo nhận định của chuyên gia này, nhiều khả năng thị trường chứng khoán quý II có thể suy giảm chứ không tiếp tục có những bước đột phá như ba tháng đầu năm. “Qua quan sát nhiều năm, nếu quý I giảm (như năm 2009) thì quý II tăng và ngược lại, bởi vì tính chất thị trường chứng khoán vẫn là lướt sóng nhiều. Do vậy, khi tăng sẽ là rất mạnh, nhưng giảm lại rất sâu”, ông Hiển phân tích.
Đối với các nhà đầu tư, nếu muốn hướng vào cổ phiếu các công ty chứng khoán, chuyên gia này khuyến nghị “nên chọn những doanh nghiệp có tính chuyên nghiệp trong hoạt động tự doanh chứ đừng nghĩ vì thị trường tăng nên mua”. Thực tế cho thấy khi thị trường tăng điểm, dù là công ty chứng khoán hay doanh nghiệp sản xuất cũng đều sinh lợi nhuận như nhau. Nhà đầu tư cần tìm ra những đơn vị quản lý đầu tư tốt, ông Hiển nhấn mạnh. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại đống đa
[Read More...]


Cảnh báo vốn dồn dập vào bất động sản



Các chuyên gia kinh tế khẳng định, nguy cơ thị trường bất động sản thừa cung, nợ xấu tăng hoàn toàn có thể xảy ra trong vài năm tới, nếu vốn dồn dập đổ vào không được kiểm soát.

Nguy cơ thị trường bất động sản thừa cung, nợ xấu tăng hoàn toàn có thể xảy ra trong vài năm tới.

Hiệu quả chưa rõ
Gói tín dụng ưu đãi 30 ngàn tỷ đồng cho vay bất động sản sau hơn một năm triển khai mới giải ngân được hơn 10%. Trong khi gói tín dụng này chưa tạo được nhiều dấu ấn thì mới đây, Ngân hàng Xây dựng cùng Tập đoàn Thiên Thanh liên kết cùng một số ngân hàng tung ra thị trường gói tín dụng 50 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngân hàng cùng dồn vốn vào lĩnh vực “nóng”, cũng như việc triển khai các nguồn vốn này đang là vấn đề gây tranh cãi. Nếu so với những số liệu về hàng tồn kho vật liệu của Bộ Xây dựng (16 triệu m2 gạch ốp lát, 12 triệu m2 kính xây dựng, 2,6 triệu tấn xi măng, 800.000 tấn thép… đang tồn kho), gói tín dụng mới, thông qua “nhà môi giới” là Tập đoàn Thiên Thanh có vẻ sẽ tạo được một cú hích nhất định với thị trường.
Tuy nhiên, về tổng thể, so với lượng hàng tồn kho bất động sản tổng giá trị khoảng 94,5 ngàn tỷ đồng (Hà Nội khoảng 17,5 ngàn tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh khoảng 12 ngàn tỷ đồng), gói tín dụng này không giúp được gì nhiều. Đặc biệt là với gần 3.200 dự án đang triển khai dở dang, với tổng diện tích 81.500 ha, trong đó 29.500 ha dự án nhà ở.
“Nếu gói tín dụng này giúp doanh nghiệp xây dựng giảm giá thành vật liệu, giảm chi phí xây dựng, kéo theo giảm giá nhà sẽ rất tốt. Còn mua bán qua một “khâu trung gian” như mô hình đưa ra, chắc chắn sẽ khó giúp giảm giá (nhà). Giá nhà giảm mới kéo được người mua, giúp khai thông thị trường. Còn nếu không, vốn cứ đổ, dự án hoàn thiện xong lại rơi vào cảnh ế”, đại diện một tổng công ty xây dựng lớn phân tích.
Ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Him Lam Thủ đô cho biết, phải nhìn nhận đây chỉ là chương trình tín dụng thông thường của các ngân hàng, chứ không phải là gói tín dụng.
“Gói 30 ngàn tỷ đồng do nhà nước còn chậm chạp nên việc 50 ngàn tỷ đồng cho bất động sản diễn biến ra sao phải chờ thời gian. Hiện, nợ xấu bất động sản trong ngân hàng cao, nên họ rất thận trọng trong việc chọn đối tác cho vay”, ông Kiên nói.

Nguy cơ thừa hàng, tăng nợ xấu
Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình Trao đổi với phóng viên, TS. Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, thanh khoản của các ngân hàng hiện rất tốt. Tại một số ngân hàng, vốn huy động được gấp hai lần số cho vay ra. Có thực tế vốn thừa, nhưng doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được. Vốn vào bất động sản cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là vốn vào lĩnh vực sản xuất hiện nay thực sự vẫn chưa được khai thông.
“Vốn tắc do bản thân các doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn vay do bị lỗ, nợ quá hạn, có nợ xấu… Dồn vốn vào bất động sản cũng sẽ gây nguy cơ thừa hàng, tăng nợ xấu trong lĩnh vực này giống như từng xảy ra vài năm trước. Trong khi, những vấn đề cũ chưa được giải quyết dứt điểm”, TS. Kiêm nói.
Theo các chuyên gia kinh tế, các ngân hàng đang dư tín dụng, nên phải tìm cách tăng trưởng tín dụng qua bất động sản… TS. Nguyễn Minh Phong cảnh báo, mục tiêu của Bộ Xây dựng là giải quyết hàng tồn kho, trong khi nhiều chương trình tín dụng cho bất động sản lại “kích thích” phát triển thị trường. Nếu thị trường bất động sản được bơm vốn, thiếu sự kiểm soát, sẽ bùng phát trở lại, gây “sốt”, làm náo loạn thị trường như thời gian trước.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, việc dồn tiền vào bất động sản lúc này là không cần thiết. Bởi vì, khi được bơm vốn, bất động sản sẽ phát triển quá nóng, giá cả biến động gây thiệt hại cho người mua.
“Trong khi đó, vốn cho các ngành nghề sản xuất khác đang rất cần. Hiện, nợ xấu bất động sản trong ngân hàng cao, nếu không quản lý tốt dòng vốn, sẽ tạo thêm nợ xấu trong lĩnh vực này”, ông Thành nói.
Chủ tịch Hội đồng quản trị một doanh nghiệp đầu tư dự án bệnh viện đa khoa quốc tế tại quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh), chia sẻ: Việc vốn ưu đãi dồn dập đổ vào bất động sản, khiến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác thấy “tủi thân”. Trong khi, doanh nghiệp ông tiếp cận vốn xây dựng trường học, bệnh viện không dễ. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tây hồ
[Read More...]


Đột biến lợi nhuận công ty chứng khoán



Sau nhiều năm bị “vùi dập” dưới đáy sâu của thị trường, cổ phiếu của các công ty chứng khoán (CTCK) đã bật tăng mạnh mẽ, ồ ạt vượt qua mệnh giá.

Thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều tiềm năng.
Chứng khoán sẽ trở lại thời hoàng kim, hay chỉ một quý huy hoàng rồi lại tắt? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Nếu giao dịch tiếp tục bùng nổ thì kỳ vọng lợi nhuận thu về vẫn còn lớn. Ngược lại, nếu thị trường lình xình, quay đầu giảm điểm, thanh khoản tụt áp thì hậu quả thật khó lường.
Theo kết quả kinh doanh quý I/2014 của các CTCK vừa công bố, doanh nghiệp (DN) nào cũng đạt lợi nhuận đột biến so với năm trước. Sau nhiều năm tái cơ cấu quyết liệt, CTCK không trụ được đã phải ra đi, còn DN nào bám trụ được trên thị trường đã được hưởng lợi rất lớn.
Lớn, nhỏ đều thắng
Sau chu kỳ tái cấu trúc ngành Chứng khoán, nhiều CTCK có năng lực cạnh tranh tốt đã được hưởng lợi rất lớn. Lượng tài khoản của các CTCK ở lại cũng tăng nhanh nhờ sự dịch chuyển tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) tại các CTCK đã giải thể, thu hẹp hoạt động…
Điểm sáng nhất trong hoạt động của các CTCK là mức tăng trưởng đột biến của thị trường chứng khoán (TTCK) trong quý I. Chỉ số chứng khoán tăng cao, hoạt động môi giới nhộn nhịp, tiền cho vay ký quỹ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tự doanh vào hàng đúng sóng nên thắng lớn. Thanh khoản cũng bùng nổ với bình quân cả quý cao nhất trong lịch sử thị trường. Tất cả những yếu tố thuận lợi giúp lợi nhuận của các CTCK tăng cao.
Chứng khoán SSI vẫn là anh cả trong ngành, khi công bố lợi nhuận trước thuế quý I/2014 đạt gần 303 tỷ đồng, tăng 61,17% so với quý I/2013 và tăng gấp đôi quý trước. Trong đó, luôn đi những nước cờ khác biệt là rút bớt vốn của các công ty liên kết, từng góp phần đem lợi nhuận cho SSI những lúc thị trường khó khăn để cho tự doanh đầu tư.
Riêng quý I, mảng đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho SSI với tổng doanh thu đạt 382,66 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Chứng khoán SSI trở lại dẫn đầu thị phần môi giới sàn HoSE với thị phần chiếm 11,79% toàn thị trường. Thị phần môi giới của SSI trên sàn Hà Nội trong quý I/2014 cũng tăng vọt so với năm 2013, từ 6,29% lên 7,41%.
Chứng khoán Kim Long (KLS) cũng có mức thu tăng mạnh của khối tự doanh. Trong quý I, Công ty có mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng là 228% và tăng trưởng lợi nhuận 80% lợi nhuận so với năm trước, đạt gần 92 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ năm trước và được hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Trong quý I, khối tự doanh của KLS đã bán ra hơn 20 triệu cổ phiếu, giảm số lượng nắm giữ từ 25,6 triệu cổ phiếu xuống 5,36 triệu cổ phiếu chứng khoán thương mại.
Do các cổ phiếu bán ra chủ yếu là các penny nên mặc dù giảm số lượng cổ phiếu xuống 1/5, giá trị cổ phiếu thương mại của KLS đang nắm giữ giảm 200 tỷ từ 284 tỷ đồng xuống 81 tỷ đồng. Năm nào KLS cũng có gần nghìn tỷ đồng dự trữ và cũng mức đó để đầu tư ngắn hạn.
Với CTCK VNDirect (VND), TTCK thuận lợi đã giúp cho các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty đạt mức tăng trưởng rất khả quan. Tổng doanh thu quý I đạt 104,5 tỷ đồng, tăng 67,7% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế ước đạt 59,3 tỷ đồng, tăng 117% so với quý I/2013. Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới là 47,6 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tỷ trọng gần 46% tổng doanh thu.
Doanh thu từ dịch vụ tài chính đạt 42 tỷ đồng, chiếm hơn 40% doanh thu công ty. Hoạt động đầu tư tự doanh trong quý I đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ 2013.
Thị trường còn tiềm năng
Đối với CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS) hoạt động kinh doanh của IVS trong quý I/2014 đạt kết quả vượt trội với doanh thu đạt gần 8,5 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2,6 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 2,1 tỷ.
So với tổng lợi nhuận cả năm 2013 là 1,15 tỷ đồng, thì riêng quý I/2014, lợi nhuận sau thuế đã đạt gần gấp đôi. Lượng khách hàng mở mới trong quý I đạt gần 300 tài khoản, đưa số lượng khách đang giao dịch tại IVS lên gần 17.000 tài khoản.
Chứng khoán Đại Việt (DVSC) cho biết hoạt động kinh doanh hiệu quả là một trong những yếu tố lớn giúp công ty đạt lợi nhuận 1,16 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 293 triệu đồng cùng kỳ năm 2013 dù rằng tổng doanh thu sụt giảm. Chứng khoán phố Wall (WSS) đón đúng sóng, rót tiền vào tự doanh đúng thời điểm thuận lợi của TTCK, WSS đã đạt tăng trưởng lợi nhuận cao 175% quý I/2014 so với cùng kỳ, đạt 3,74 tỷ đồng. Mảng môi giới hoạt động khá tích cực nên doanh thu tăng 171%.
Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng Chứng khoán Bảo Việt đề xuất kế hoạch tổng doanh thu 198 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với năm 2013, lợi nhuận trước thuế là 90 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức thực hiện năm 2013. BVSC cho biết, quý I/2014, công ty ước đạt 66 tỷ đồng doanh thu, tương đương 1/3 kế hoạch và 35 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương 40% kế hoạch cả năm.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những khoản lỗ lũy kế lên tới 149 tỷ đồng, cổ phiếu BVS bị đưa vào diện cảnh báo. Con số lỗ lũy kế tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của cổ đông mà chưa thể bù đắp được. BVS dự báo nếu năm 2014 thực hiện 100% kế hoạch lợi nhuận, thì vẫn phải tới năm 2015, công ty mới có thể giải quyết hết lỗ lũy kế.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Chứng khoán Xuân Thành (VIX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2014 với sự tăng trưởng đột biến của mảng tự doanh. Tổng doanh thu quý đạt hơn 12 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ nhờ doanh thu tự doanh tăng vọt từ chưa đầy 1 tỷ đồng cùng kỳ lên 7,34 tỷ đồng quý I/2014. Sự thành công trong mảng hoạt động này giúp VIX đạt tăng trưởng lợi nhuận 46% so với cùng kỳ lên 8,84 tỷ đồng.
Điểm qua những CTCK công bố báo cáo tài chính quý I/2014 cho thấy lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu cũng tăng, chứng tỏ TTCK vẫn còn nhiều tiềm năng. Sự bùng nổ giao dịch ở giai đoạn này đã vượt qua cả thời kỳ đỉnh cao nhất của TTCK vào năm 2007 dù chỉ số lúc ấy đã đạt tới nghìn điểm. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại từ liêm
[Read More...]


Tiếp tục triệt để tiết kiệm chi



Bộ Tài chính đã giải đáp kiến nghị của tỉnh Bắc Kạn khi cho rằng việc tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi vào thời điểm cuối năm là rất khó khăn đối với các cơ quan, địa phương, một số chương trình khó đạt được mục tiêu đề ra, do đó, kiến nghị Chính phủ xem xét quy định tiết kiệm cho phù hợp.

Số tiết kiệm 10% chi thường xuyên sẽ được bù đắp phần hụt thu. Ảnh Internet.
Bộ Tài chính cho biết, do kinh tế năm 2013 khó khăn đã ảnh hưởng đến thu cân đối NSNN năm 2013 và một số năm tiếp theo được dự báo còn tiếp tục khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí còn xảy ra ở nhiều lĩnh vực (cả trong chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên, nhất là kinh phí đoàn ra, hội nghị, hội thảo,…).
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24-5-2013 yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện tiết kiệm, trong đó có nội dung: Thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên của những tháng cuối năm 2013 (không bao gồm các khoản: chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi cho con người theo chế độ; tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo dự toán đầu năm và tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm đang giữ lại ở các cấp ngân sách).
Đồng thời trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 15395/BTC-NSNN ngày 11-11-2013, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phương án sử dụng số tiết kiệm chi thường xuyên NSNN và nguồn dự phòng ngân sách địa phương năm 2013.
Cụ thể, số tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên 7 tháng cuối năm 2013 thuộc ngân sách cấp nào được bổ sung vào dự phòng ngân sách cấp đó và được tổng hợp chung vào phần 50% dự phòng ngân sách giữ lại để chủ động xử lý theo hướng đối với các địa phương hụt thu cân đối ngân sách địa phương, sử dụng nguồn dự phòng này để bù đắp số hụt thu; trường hợp còn dư nguồn thì được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi cấp thiết phát sinh trên địa bàn, tập trung ưu tiên cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ và đảm bảo an sinh xã hội…
Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Đối với các địa phương không bị hụt thu cân đối ngân sách địa phương, thì được sử dụng nguồn dự phòng này để xử lý các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh trên địa bàn, tập trung ưu tiên cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, bảo đảm an sinh xã hội, thanh toán nợ khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có)… và dành nguồn thỏa đáng chuyển sang năm 2014 để chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương (bao gồm cả việc xử lý cho các nhiệm vụ đã giảm, giãn tiến độ thực hiện trong năm 2013 nhưng phải tiếp tục thực hiện trong năm 2014).
Theo Bộ Tài chính, tinh thần tiết kiệm được thực hiện theo hướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm các khoản chi không cấp thiết, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tập trung vốn, kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của các chương trình. Vì vậy, việc tiết kiệm chi này sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đảm bảo các chương trình đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.
Theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong năm 2013, trước tình hình thu ngân sách khó khăn, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp để tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013 (khoảng 3.100 tỷ đồng), không bổ sung nguồn kinh phí ngoài dự toán để mua xe ô tô. Ngoài ra, cắt giảm dự toán chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với số vốn đầu tư và kinh phí thường xuyên đến ngày 30-6-2013 chưa phân bổ hoặc phân bổ, sử dụng không đúng quy định; dành tối thiểu 50% nguồn dự phòng ngân sách các cấp để đảm bảo cân đối NSNN…
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương chủ động sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu NSNN, phấn đấu thu quyết liệt để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương. Tổng số kinh phí cắt giảm, giãn chi thực hiện trong năm 2013 khoảng 22.700 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng 13.700 tỷ đồng và ngân sách địa phương khoảng 9.000 tỷ đồng. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]


Tháng 4, còn nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động



Theo Cục Quản lí đăng kí kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 4-2014, cả nước có 7.373 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng kí 45.425 tỷ đồng, giảm 1,5% về số doanh nghiệp và tăng 29,5% về số vốn đăng kí so với tháng 3-2014.

Nguồn: Cục Quản lí đăng kí kinh doanh
Trong tháng 4-2014 có 694 doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục giải thể doanh nghiệp, tăng 0,6% so với tháng 3-2014.
Đáng lưu ý là số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động trong tháng 4-2014 lên tới 5.260 doanh nghiệp, tăng 20,7% so với tháng 3-2014 (trong đó, số doanh nghiệp đăng kí tạm ngừng hoạt động là 883 doanh nghiệp, số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế là 3.683 doanh nghiệp).
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2014, cả nước có 25.729 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với số vốn đăng kí 143.408 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2013 thì số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới tăng 8,1% và số vốn đăng kí tăng 16,2%.
Đáng chú ý, tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng kí tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng kí trong 4 tháng đầu năm là 21.489 doanh nghiệp, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó: Số doanh nghiệp đăng kí tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 4.725 doanh nghiệp, tăng 9,2%; Số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng kí là 13.489 doanh nghiệp, tăng 10,1%; Số doanh nghiệp giải thể là 3.275 doanh nghiệp, tăng 7,2%.
Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình Số doanh nghiệp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2014 là 5.863 doanh nghiệp.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, hầu hết các vùng kinh tế trên cả nước đều có sự gia tăng về số doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lại có sự sụt giảm về số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm trước (giảm 9,6%) so với các vùng khác trên cả nước. Các địa phương có mức giảm tương đối mạnh là Hậu Giang (giảm 40,5%), Trà Vinh (giảm 39,8%), Sóc Trăng (giảm 34%).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo Cục Quản lí đăng kí kinh doanh, các vùng kinh tế vẫn có số doanh nghiệp dừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên một số vùng đã có tỷ lệ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước như Đồng bằng Sông Hồng tăng 0,3%; Tây Nguyên tăng 1,7%.
Các doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng kí tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng kí vẫn tập trung chủ yếu tại các địa phương trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh có 7.617 doanh nghiệp; Hà Nội có 4.582 doanh nghiệp; Hải Phòng có 585 doanh nghiệp; Đà Nẵng có 660 doanh nghiệp. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hải phòng
[Read More...]


Tổng cục Hải quan: Làm rõ số liệu công bố thông tin về cán cân xuất nhập khẩu



Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua có đề cập tới sự “vênh” số liệu về cán cân xuất nhập khẩu tháng 1/2014 giữa Tổng Cục Thống kê, Bộ Công Thương và Tổng Cục Hải quan (TCHQ). Tổng Cục Hải quan cho biết thêm một số thông tin xung quanh việc còn chưa thống nhất giữa số liệu thống kê này.

Dưới đây là một ví dụ: Bảng trị giá XK, NK hàng hóa và cán cân thương mại tháng 1/2014 theo số liệu ước tính Liên Bộ và số liệu thực tế của Tổng cục Hải quan.

Nhìn vào Bảng thống kê trên có thể thấy cán cân thương mại trong tháng 1/2014 giữa số liệu ước tính Liên Bộ và số liệu của Tổng Cục Hải quan có sự khác nhau rất rõ. Trong khi theo số ước tính liên Bộ, trong tháng 1/2014, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 100 triệu USD, thì số liệu do TCHQ công bố lại thặng dư tới 1,44 tỉ USD. Tại sao có sự khác nhau rất lớn như vậy? Đâu là con số chính xác để phục vụ cho công tác hoạch định của cấp có thẩm quyền và để cả cho các DN định hướng trong quá trình sản xuất kinh doanh?
Theo TCHQ, sở dĩ có sự khác nhau này do nguồn thống kê được sử dụng khác nhau. Hiện nay, có hai số liệu thống kê: Thứ nhất, là số liệu ước tính do Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố/báo cáo; Thứ hai là số liệu thống kê thực tế do Tổng cục Hải quan công bố/báo cáo.
Số liệu ước tính liên Bộ: Là số liệu ước tính trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của tháng hiện thời được công bố bởi Liên Bộ (gồm Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương; NH Nhà nước, Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan) phục vụ phiên họp thường kỳ Chính phủ. Số ước tính Liên Bộ hàng tháng được xây dựng dựa trên các nguồn số liệu: Số liệu thực tế 15 ngày đầu tháng do Tổng cục Hải quan thống kê; số liệu do các Bộ ngành tổng hợp từ hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Số ước tính Liên Bộ được Tổng cục Thống kê công bố tại mục “Thông tin Thống kê hàng tháng” trên Trang Thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê (tại địa chỉ: http://ww.gso.gov.vn) và qua các kênh thông tin khác. Số ước Liên Bộ cũng được công bố bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương… Ngoài ra, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông báo số ước Liên Bộ sau khi kết thúc các phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng Số liệu thực tế của Tổng cục Hải quan: Là số liệu thực tế được xử lý và tổng hợp từ tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các chứng từ kèm hồ sơ hải quan. Đây là số liệu được Tổng cục Hải quan thống kê định kỳ hàng tháng và được công bố tại Chuyên mục “Thống kê Hải quan” trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ: http://www.customs.gov.vn theo “Lịch Công bố Thông tin thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2014” đã được phê duyệt. Số liệu thực tế do Tổng cục Hải quan công bố thường có độ trễ khoảng 10-15 ngày sau khi kết thúc tháng. Hiện nay, Tổng cục Hải quan công bố số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa ở 3 trạng thái thông tin: thông tin sơ bộ, thông tin điều chỉnh và thông tin chính thức.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Tổng Cục Hải quan cũng lưu ý người sử dụng số liệu cần hiểu rõ và hiểu đúng thông tin công bố/báo cáo ở hai dạng số liệu ước tính Liên Bộ và số liệu thống kê thực tế của Hải quan để phục vụ cho công việc cụ thể của đơn vị một cách phù hợp nhất. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại từ liêm
[Read More...]


Nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tăng mạnh



Theo báo cáo về tình hình công nghiệp thương mại của Bộ Công thương, con số cập nhật đến hết tháng 4-2014 cho thấy bốn tháng qua, VN đã nhập khẩu gần 45,1 tỉ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2013. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy sản xuất trong nước có xu hướng khởi sắc trở lại.

Bốn tháng, VN xuất siêu khoảng 683 triệu USD
Tuy nhiên, có điều đáng lưu ý là nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng khá mạnh, lên tới gần 26,3 tỉ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu của các doanh nghiệp này thực tế đã chiếm tỉ trọng 58,3% tổng nhập khẩu cả nước.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước chỉ khoảng gần 18,86 tỉ USD. Theo một quan chức Bộ Công thương, điều này cho thấy khu vực FDI vẫn sản xuất mạnh, tuy nhiên cũng cần có thêm nghiên cứu xem liệu có phải nhiều doanh nghiệp thay vì sản xuất ở VN thì đã chuyển sang nhập khẩu về phân phối hay không.
Đặc biệt, theo Bộ Công thương, nhập khẩu hàng hóa bốn tháng đầu năm 2014 cho thấy nhiều mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu nhưng vẫn được nhập khẩu về nhiều hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể, với nhóm hàng cần nhập khẩu (chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị) bốn tháng qua ước đạt 39,9 tỉ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (như mặt hàng phế liệu sắt thép; xe máy và linh kiện, phụ tùng…) cũng đạt khoảng 1,8 tỉ USD, tăng tới 15,5% so với cùng kỳ năm trước, đã chiếm tới 4,0% tổng nhập khẩu của VN. Với nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (như hàng tiêu dùng, xa xỉ phẩm…), Bộ Công thương cho biết trong bốn tháng qua cũng đã được nhập khẩu tới gần 2,0 tỉ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ, chiếm tỉ trọng 4,4% tổng lượng nhập khẩu.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Trong khi đó, Bộ Công thương nêu giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của VN giảm mạnh, như: cà phê giảm 6,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 1,1%; cao su giảm 24,9%; phân bón các loại giảm 0,4%; chất dẻo các loại giảm 5,3%; sắt thép các loại giảm 9,0%…
Bộ Công thương nêu nhập siêu tháng 4-2014 của VN ước 400 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung bốn tháng đầu năm, VN đã xuất siêu khoảng 683 triệu USD. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Thanh Trì
[Read More...]


Phê duyệt 48 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia



Ngày 06/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt 48 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia với 10 loại khoáng sản, trong đó: than năng lượng 6 khu vực; quặng apatit 3 khu vực; quặng chì – kẽm 01 khu vực; và 01 khu vực dự trữ quặng cromit; 23 khu vực dự trữ quặng titan; 03 khu vực dự trữ quặng bauxit; 04 khu vực dự trữ quặng sắt laterit; 04 khu vực dự trữ đá hoa trắng; 02 khu vực dự trữ cát trắng; 01 khu vực dự trữ quặng đất hiếm.

Theo quyết định này, các khu mỏ đang hoạt động khoáng sản hợp pháp và các khu mỏ đã đưa vào quy hoạch hoạt động khoáng sản đến năm 2020 không thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia chỉ được xem xét điều chỉnh bổ sung vào quy hoạch hoạt động khoáng sản trước năm 2020 khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng khoáng sản của các ngành kinh tế hoặc khi khu vực dự trữ trùng với khu vực xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định Riêng các khu vực khoáng sản không thuộc loại khoáng sản dự trữ, nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, được xem xét quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nếu chúng phân bố thành các thân vỉa độc lập và việc thăm dò, khai thác không ảnh hưởng đến khoáng sản dự trữ.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Quyết định cũng nêu rõ, các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản phù hợp với các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã khoanh định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hà đông
[Read More...]


Gói hỗ trợ “Đồng hành cùng DN”: Tập trung hỗ trợ DN mới



Trước những khó khăn của các DN, Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam vừa triển khai Gói giải pháp hỗ trợ “Đồng hành cùng DN” nhằm hỗ trợ các DNNVV Việt Nam quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, quản trị DN nhằm giúp các DN vượt qua khó khăn thách thức, hội nhập và phát triển.

Sản xuất mây tre đan XK tại một DN ở Quảng Nam. Ảnh: TRẦN VIỆT
Mặc dù có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, là khu vực quan trọng phát huy các nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết 50% lao động việc làm, làm ra hơn 40% của cải vật chất cho xã hội, nhưng DNNVV Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể là: khả năng tài chính và nguồn vốn hạn chế; chất lượng nhân lực thấp; thiếu sự liên kết hợp tác giữa các DN; chịu ảnh hưởng, tác động của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; kỹ năng, năng lực quản trị kinh doanh hạn chế, yếu kém; chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ và chưa đến được DN; khó tiếp cận các nguồn lực sản xuất; trình độ công nghệ thấp, khả năng cạnh tranh yếu…
Với vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp có tiếng nói đại diện cho DNNVV cả nước, Hiệp hội DNNVV Việt Nam xác định việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận thông tin, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến mở rộng thị trường, quản trị DN là điều hết sức cần thiết. Theo đó, Hiệp hội đã tiến hành xây dựng “Gói giải pháp Hỗ trợ đồng hành cùng DN” nhằm hỗ trợ các DNNVV Việt Nam quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, quản trị DN, makerting bán hàng, kết nối kinh doanh, phát triển thị trường, vượt qua khó khăn thách thức, hội nhập và phát triển.
Khởi động cho gói giải pháp này, Hiệp hội DNNVV Việt Nam đã trao tặng 200 gói hỗ trợ đầu tiên (với tổng giá trị 4 tỷ đồng) cho 200 DNNVV của huyện Đông Anh, TP.Hà Nội. Theo đó, các DN được hỗ trợ phần mềm quản trị DN IDE-Accounting, tặng 1 website cho DN, được đăng bán sản phẩm miễn phí trên sàn giao dịch Blink.com.vn, được giới thiệu thông tin sản phẩm, thương hiệu đơn vị trên kênh truyền thông Vntime.vn của Hiệp hội. Định lượng về mặt giá trị gói hỗ trợ toàn diện của Chương trình này đối với mỗi DN trị giá khoảng 20 triệu đồng/DN.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, triển khai gói hỗ trợ DNNVV này là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội trong năm 2014. Vì DNNVV, đặc biệt là với các DN mới thành lập là khu vực rất thiếu về truyền thông nên Hiệp hội đặt ra mục tiêu này.
Nhiều DN sản xuất hàng hóa tốt nhưng ít người biết đến, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại còn kém. Gói hỗ trợ này tập trung hỗ trợ DN trong vòng 2 năm ở 4 nội dung, hỗ trợ cho các DN thành lập mới, tuyên truyền đăng các thông tin công bố thành lập DN; hỗ trợ quảng cáo cho các DN (DN có thể giới thiệu về công ty, sản phẩm hàng hóa của mình); hỗ trợ DN thiết lập hệ thống quản lý tài chính kế toán; hỗ trợ thiết kế webside độc lập cho DN.
Hỗ trợ 10.000 DN
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Trọng Nguyên, Chánh văn phòng Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari, một trong những DN được nhận gói hỗ trợ “Đồng hành cùng DN” trong đợt đầu tiên này cho biết: “Chúng tôi rất vui vì sự quan tâm của Hiệp hội dành cho DN tại thời điểm khó khăn như hiện nay. Sự hỗ trợ này là nguồn động viên rất lớn cho DN, vì DN không những được hỗ trợ website mà còn được hỗ trợ các phần mềm và nội dung đào tạo cũng rất thiết thực.
Đối với DN chúng tôi, gói hỗ trợ với các phần mềm quản trị DN, kế toán, nhân sự sẽ giúp cho chúng tôi tự tin hơn, quan tâm hơn đến công tác quản trị, đồng thời cũng hỗ trợ DN chúng tôi trong sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm”.
Theo đại diện Hiệp hội DNNVV, sở dĩ Hiệp hội chọn huyện Đông Anh vì đây là nơi có các khu công nghiệp với nhiều DN đang hoạt động, phát triển, có phong trào công đoàn hoạt động mạnh mẽ. Để lựa chọn ra 200 DN này, Hiệp hội giao cho Trung tâm DN Hội nhập và phát triển, đơn vị trực thuộc Hiệp hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh để lựa chọn ra các DN, dựa trên tiêu chí là DN có mối quan hệ tốt giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, với chức năng là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng nhằm phát triển bền vững DNNVV, Trung tâm DN Hội nhập và Phát triển là đơn vị được giao thực hiện, triển khai gói giải pháp hỗ trợ tới cộng đồng DN.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình Cũng theo thông tin từ Hiệp hội DNNVV, dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có của Hiệp hội và khả năng số lượng DN mới thành lập năm 2014 khoảng 70.000 DN, Chương trình phấn đấu hỗ trợ 10% khối DN mới thành lập (tương đương với 7.000 DN) và khoảng 3.000 DN trong khối DN đang hoạt động, đang là hội viên của Hiệp hội.
Như vậy, tổng số DN được hưởng gói hỗ trợ này từ nay đến hết quý II-2015 là khoảng 10.000 DN, nâng tổng giá trị của Chương trình hỗ trợ lên đến 200 tỷ đồng. Bằng các nguồn lực huy động từ các thành viên Hiệp hội DNNVV Việt Nam, việc triển khai gói giải pháp hỗ trợ “Đồng hành cùng DN” vào thực tiễn hoạt động của DN là nỗ lực không nhỏ vì sự phát triển của cộng đồng.
Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế, DN đang cạn kiệt về nguồn lực phát triển thì đây là một món quà ý nghĩa vô cùng to lớn và mang lại lợi ích lâu dài cho các DN. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Quận Ba đình
[Read More...]


Chuyển dần sang cạnh tranh “phi giá”



Cạnh tranh “phi giá” (cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn…) là một phương thức còn khá mới để các DN có thể hoạt động tốt trên thị trường và đặc biệt là tránh được những vụ kiện chống bán phá giá khi XK sang nước khác. Trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại (FTA) đang chuẩn bị được ký kết, phương thức này chính là “con đường sáng” để các DN hội nhập và phát triển.

Cạnh tranh “phi giá” sẽ mang lại nhiều lợi thế về XK hơn cho DN. Ảnh: Danh Lam
Cần ưu tiên hàng đầu
Trong một cuộc hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam khi hội nhập, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, kinh tế thế giới đang quá độ với nhiều rủi ro, bất định, các DN cần học tập quản trị sự bất định bằng việc hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động (như thị trường kỳ hạn, các công cụ phái sinh, bảo hiểm). Bên cạnh đó, cần nhận thức và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, các hàng rào kỹ thuật tại các thị trường phát triển; nhận thức vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và thay đổi chính sách. Ngoài ra, cần tăng cường tìm kiếm cơ hội kinh doanh; chấp nhận cạnh tranh cùng học kết nối bằng chuyển dần từ cách thức cạnh tranh “bằng giá” sang chú trọng cạnh tranh “phi giá” (gắn với tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, giao dịch…).
Theo Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, chỉ trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam phải đối mặt với khoảng 20 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ Chính phủ khi XK hàng hóa. Chính vì thế, chuyển sang cạnh tranh “phi giá” được nhận định như một chiến lược an toàn và ưu tiên hơn cả. Theo ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam, các DN Việt Nam có một thói quen là đua nhau giảm giá, chính vì thế mới dễ vướng phải các vụ kiện thương mại khi XK. Do đó, các DN phải cạnh tranh bằng thương hiệu và chất lượng. Đây mới là chiến lược cạnh tranh lâu dài và cần được ưu tiên nhất.
Cũng nói về vấn đề này, bà Phạm Giang, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và XK nông lâm sản Lạng Sơn (AFOREX) cho biết: “Xu hướng của người tiêu dùng trong nước và quốc tế đang ngày càng hướng đến chất lượng hơn giá thành, do vậy, các sản phẩm của AFOREX khi XK luôn đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn đến từ tự nhiên thì mới đáp ứng được yêu cầu của bên khách hàng”.
Nói cụ thể hơn về chiến lược này, bà Đào Thúy Hà, Trưởng phòng Marketing, Công ty Cổ phần Traphaco cho rằng: “Khi phát triển thị trường trong nước và XK, DN phải dựa trên lợi thế so sánh và khác biệt của chính bản thân mình để cạnh tranh với các DN khác. Do đó, Traphaco đã nhằm vào thế mạnh của mình là các sản phẩm đông dược, sử dụng kinh nghiệm, dược liệu của người Việt để phòng và chữa bệnh cho người Việt và sử dụng dược liệu ở vùng khí hậu nhiệt đới để đưa sang các nước có khí hậu ôn đới. Vì thế, Traphaco đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng và làm nền tảng để phát triển chứ không chú trọng nhiều vào giá thành sản phẩm”.
Phải thay đổi
Việt Nam đang ngày càng có sự hội nhập sâu rộng khi tham gia nhiều FTA như: TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực), EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA (Khối Thương mại tự do châu Âu)… Các hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để có thể hợp tác lâu dài, bền vững nhưng cũng đi kèm là sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó, chiến lược cạnh tranh “phi giá” là bước đi đúng đắn và cần thiết, nên các DN phải có chiến lược thay đổi và khắc phục nhanh những điểm yếu còn tồn tại thì mới có thể trụ lại được trên “sàn đấu” thương mại cả nội địa và quốc tế.
Một trong số những khó khăn trong cạnh tranh “phi giá” là về bao bì, mẫu mã. Nhiều DN cho rằng vẫn chưa đủ vốn và tiềm lực để đầu tư được công nghệ sản xuất tiên tiến, cho ra đời sản phẩm không chỉ đạt chất lượng bên trong, mà phải đẹp và tốt về nhãn quan, gây được cái nhìn thiện cảm cho khách hàng về sản phẩm.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Cùng với đó, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là vấn đề chất lượng và cung ứng sản phẩm. Theo ông Nguyễn Hữu Tài, sản phẩm chè XK trong nước vẫn còn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên chất lượng không ổn định, được mẻ này tốt đến mẻ sau thì không. Còn theo bà Phạm Giang, AFOREX có thuận lợi khi nằm ngay trong vùng sản xuất nguyên liệu, tuy nhiên AFOREX mới chỉ lấy hàng qua đại lý thu gom từ từng hộ dân chứ chưa có tiềm lực để làm thành nông trường lớn giúp sản phẩm nguyên liệu ổn định và chất lượng cao hơn.
Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định Chính vì thế, ông Nguyễn Hữu Tài đã chỉ ra rằng, không chỉ sản phẩm chè, các sản phẩm khác muốn đạt chất lượng phải bắt đầu thay đổi từ nơi cung cấp nguyên liệu, nuôi trồng giống gì, bằng chế độ như thế nào chứ không phải từ nhà máy, đóng gói. “Để làm được điều này, các DN phải tập trung sản xuất vùng chuyên canh lớn, tổ chức lại giá trị để nâng cao chất lượng của mình lên, có như thế mới nổi bật được sức cạnh tranh, ông Nguyễn Hữu Tài nói. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Nhiều địa phương thực hiện nghiêm báo cáo giá thị trường



Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua Sở Tài chính nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện nghiêm chế độ báo cáo giá thị trường và chức năng tham mưu về công tác quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn địa phương.

Các địa phương thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết. Ảnh internet.
Đã có 60 tỉnh, thành phố thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường như: An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bến Tre, Bắc Ninh… và nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Nẵng…
Về chế độ đăng ký giá, kê khai giá, tại An Giang đã tiếp nhận 72 hồ sơ của các DN (trong đó có 14 DN kinh doanh gas, 52 DN kinh doanh xăng dầu, 5 DN kinh doanh sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã phát hiện 10 hồ sơ không phù hợp); Bắc Kạn (8 hồ sơ); Cà Mau (2 DN vận tải kê khai giá lần đầu cho tuyến đường mới); Cao Bằng (18 lượt trong đó 5 kê khai giá, 13 đăng ký giá); Đà Nẵng (40 hồ sơ kê khai giá của 34 đơn vị); Bà Rịa- Vũng Tàu (1 đơn vị đăng ký giá, 17 đơn vị kê khai giá); Đồng Nai (5 đơn vị kê khai giá cước vận tải, 18 hồ sơ kê khai giá hàng hóa); Phú Thọ (15 hồ sơ trong đó mặt hàng xăng dầu 8 hồ sơ, kinh doanh vận tải 3 hồ sơ, đường 1 hồ sơ, phân bón 3 hồ sơ).
Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng Tại Nghệ An, Kiên Giang (đăng ký giá 10 hồ sơ, kê khai giá 10 hồ sơ); Thái Bình (10 hồ sơ kê khai giá); Tây Ninh (7 hồ sơ kê khai giá); Tuyên Quang (3 hồ sơ kê khai giá, 3 hồ sơ đăng ký giá); Vĩnh Phúc, Vĩnh Long (8/12 đơn vị kinh doanh gas đăng ký lại giá); Yên Bái (31 hồ sơ).
Đối với chương trình bình ổn thị trường, Cục Quản lý giá cho biết, tại Thái Bình đã phối hợp với Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh đôn đốc 25 tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn giá dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ hoàn trả vốn vay theo đúng thời gian quy định. TP. HCM tiến hành kiểm tra tại 11 siêu thị, cửa hàng, đại lý bán các mặt hàng của các đơn vị tham gia bình ổn giá.
Cũng theo Cục Quản lý giá, Sở Tài chính các địa phương đã phối hợp với các sở, ngành tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống gian lận thương mại, thực hiện bình ổn giá thị trường, kiềm chế lạm phát….
Tại Cà Mau đã phối hợp với Ban chỉ đạo 127 thường xuyên theo dõi thông tin về giá cả thị trường, tổ chức kiểm tra, kiểm soát khi có sự biến động về giá trên địa bàn tỉnh. Tại Bến Tre; TP. HCM đã kiểm tra 31 điểm bán hàng bình ổn giá, 44 điểm trông giữ xe, 8 cửa hàng kinh doanh gas, 25 cửa hàng kinh doanh sữa, 19 tiệm thuốc tây, 21 chợ truyền thống, 117 dịch vụ kinh doanh khác, thu xử phạt hành chính 28,3 triệu đồng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4-2014 tăng 0,88% so với tháng 12-2013 là mức tăng thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây và tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm năm 2014 tăng 4,73% so với cùng kỳ năm 2013.
Góp phần kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường tháng 4-2014, ngoài các yếu tố do tổng cầu trong nước vẫn ở mức thấp trong khi nguồn cung hàng hóa dịch vụ tiếp tục ổn định đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; giá cả một số hàng hóa trên thị trường thế giới ổn định hoặc giảm, thì có nguyên nhân từ phía các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giá, triển khai Chương trình bình ổn thị trường và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về giá. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hoàng mai
[Read More...]


Áp giá tối đa bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa



Ngày 20/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BTC áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Quyết định nêu rõ, giá tối đa của các sản phẩm sữa được quy định như sau: Giá tối đa trong khâu bán buôn: Ban hành mức giá tối đa trong khâu bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa tại Phụ lục kèm theo Quyết định này; và trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm sữa quy định tại điểm a khoản này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm xác định giá tối đa theo hướng dẫn.
Đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.
Giá tối đa trong khâu bán lẻ được quy định như sau: Giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn.
Tổ chức, cá nhân bán lẻ thuộc đối tượng phải đăng ký giá theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, căn cứ quy định tại điểm a khoản này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá, để xác định giá tối đa trong khâu bán lẻ gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.
Trong quá trình thực hiện quy định về mức giá tối đa đối với sản phẩm sữa (bao gồm cả giá tối đa công bố tại điểm a khoản 1 Điều này) nếu có yếu tố dẫn đến phải thay đổi thì căn cứ vào diễn biến thị trường, cơ sở hình thành giá, chi phí sản xuất kinh doanh thực tế của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét điều chỉnh.
Trường hợp có phản ánh của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét, giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi được cung cấp đủ thông tin.
Quyết định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa như sau: Căn cứ vào hướng dẫn tại Quyết định này xác định giá tối đa trong khâu bán buôn, giá tối đa trong khâu bán lẻ, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá để làm cơ sở thực hiện quy định về đăng ký giá; Trên cơ sở giá tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá đã được chấp thuận, thực hiện đăng ký giá bán theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đồng thời, thực hiện công khai giá tại trụ sở, tại nơi bán sản phẩm, cho các kênh phân phối (đối với giá tối đa trong khâu bán buôn) theo đúng quy định.
Cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này; đồng thời tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và hồ sơ đăng ký giá để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính.
Cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính còn có trách nhiệm công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính; và tổ chức, thực hiện việc phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra tình hình thực hiện giá tối đa và đăng ký giá đối với sản phẩm sữa;
Trong phạm vi thẩm quyền xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời đề xuất các điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng phải tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; Hướng dẫn chi phí khác có liên quan trong phạm vi mức tối đa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và đăng ký giá, thực hiện kiểm soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng Ngoài ra, phải công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền và cáo cáo kết quả thực hiện biện pháp bình ổn giá hàng tháng và trong trường hợp có yêu cầu khác về Bộ Tài chính…
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2014; thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành; thực hiện trong khâu bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Quyết định này được Bộ Tài chính khẩn trương soạn thảo trong một thời gian ngắn sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4-2014, trong đó giao Bộ Tài chính thực hiện biện pháp quy định giá tối đa đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Quyết định áp giá trần đối với mặt hàng này là một biện pháp mạnh tay của Chính phủ sau một thời gian dài giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi cứ tịnh tiến tăng. Ngay cả khi cơ quan quản lý “tuýt còi”, DN kinh doanh sữa vẫn phớt lờ. Đó chính là nguyên nhân khiến Bộ Tài chính thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra giá sữa và biện pháp mạnh cuối cùng là áp trần giá sữa để đưa giá cả mặt hàng này đi vào ổn định. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hoàn kiếm
[Read More...]


2025: GDP của Cao Bằng đạt khoảng 13,4%/năm



Đó là một trong những chỉ tiêu chính trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Theo đó, chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 13,8%/năm giai đoạn đến năm 2015, khoảng 14,2%/năm giai đoạn 2016 – 2020 và khoảng 13,4%/năm giai đoạn 2021 – 2025; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 – 20%/năm.
Tầm nhìn đến năm 2025, cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông – lâm nghiệp – thủy sản tương ứng là 33,3%, 50% và 16,7%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 5.143 USD/năm. Trong đó, phấn đấu phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,5%/năm giai đoạn 2021 – 2025.
Về nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở kết hợp mô hình trang trại quy mô vừa và nhỏ với kinh tế hộ gia đình; xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp – xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15% vào năm 2020.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Cũng theo quy hoạch này, ngành thương mại và dịch vụ sẽ phát triển gắn với việc quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và đô thị mới nhằm phát triển đồng bộ và phát triển bền vững; kết hợp phát triển thương mại truyền thống với đầu tư xây dựng mạng lưới thương mại văn minh, hiện đại thông qua hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị; tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng…
Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng Cao Bằng là 1 trong 6 tỉnh miền núi phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, có các cặp cửa khẩu đang được xây dựng, mở rộng như Trà Lĩnh, Bảo Lâm. Vốn là một tỉnh còn nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu khoáng sản và nông, lâm nghiệp. Công nghiệp, hạ tầng giao thông, thương mại chưa phát triển nhưng cũng là mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư khai thác. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Hoàng Mai
[Read More...]


Bình Dương dành 650 tỷ đồng chi trả bảo hiểm thất nghiệp



Ngày 20/5, ông Bùi Hữu Phong, Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương cho biết trước việc 12 doanh nghiệp bị cháy đã làm ảnh hưởng hơn 20.000 lao động mất việc làm, để kịp thời thực hiện chính sách chăm lo cho người lao động, Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương dự toán số tiền chi trợ cấp thất nghiệp và giải quyết chế độ thai sản, ốm đau khoảng 650 tỷ đồng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Mặt khác, Cơ quan Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho doanh nghiệp về chế độ chính sách cho người lao động, tránh thiệt hại cho công nhân sau khi khôi phục sản xuất.
Riêng đối với công nhân bị mất sổ bảo hiểm trong các vụ cháy, Bảo hiểm xã hội Bình Dương chịu trách nhiệm làm lại sổ cho người lao động.
Cùng ngày, sau buổi làm việc với các doanh nghiệp bị thiệt hại tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp thuận theo yêu cầu của doanh nghiệp về cam kết trả đủ lương 100% cho công nhân, người lao động trong những ngày xảy ra ngừng việc hoặc tạm nghỉ việc để doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Việc trả lương trên được nhiều doanh nghiệp kiến nghị tính vào thống kê tổn hại tài sản.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng Về việc này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp thuận và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh chịu khoản tiền lương này nhưng cần phải tính toán cụ thể hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, Sở Tài chính tỉnh Bình Dương triển khai cho các doanh nghiệp tự thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ sớm nhất. Tỉnh Bình Dương yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương thống kê, bởi đánh giá thiệt hại càng sớm là càng có lợi, giúp doanh nghiệp ổn định sớm hoạt động trở lại, tạo việc làm cho người lao động. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Các đơn vị Hải quan phía Nam: Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài ổn định hoạt động



Ngay sau khi các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM bị một số phần tử xấu lôi kéo người lao động biểu tình, đập phá nhà xưởng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, các đơn vị Hải quan trên địa bàn đã chủ động nắm bắt tình hình, hỗ trợ kịp thời các DN hoạt động XNK hàng hóa ổn định. Ngày 19-5, hoạt động XNK tại các địa phương này đã trở lại bình thường.

Hải quan Linh Trung (Cục Hải quan TP.HCM) làm thủ tục cho DN. Ảnh: T.Hòa.
Tại TP.HCM, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung Trần Nguyên Dũng cho biết, sáng 19-5, 100% DN trong khu chế xuất Linh Trung I và Linh Trung II hoạt động trở lại, lượng tờ khai XNK của các DN đăng kí làm thủ tục hải quan đã trở về bình thường.
Ông Dũng cho biết thêm, những ngày trước đó do lo ngại tình hình an ninh tại một số khu vực lân cận nên ngày 14, 15-5 một số DN tạm ngưng hoạt động, dẫn đến số lượng hàng hóa XK, NK bị đọng lại khá nhiều. Tuy nhiên, sau khi được lãnh đạo các cấp trấn an, cam kết bảo vệ an toàn cho các nhà đầu tư nên nhiều DN đã hoạt động trở lại. Để hỗ trợ các DN giải quyết lượng hàng hóa tồn đọng, Chi cục đã bố trí CBCC làm việc thông suốt trong 2 ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật.
Được biết, ngay sau khi có hiện tượng một số DN trong khu chế xuất Linh Trung I và Linh Trung II tại TP.HCM chịu thiệt hại, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hương đã chỉ đạo các chi cục tìm hiểu, nắm tình hình để hỗ trợ các DN.
Sáng 19-5, Cục Hải quan Bình Dương cho biết, các DN bị ảnh hưởng do các đối tượng gây rối, đập phá nhà xưởng đã bắt đầu hoạt động trở lại. Bà Phan Thị Thanh Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan KCN Việt Hương cho biết, hiện các DN bị mất dữ liệu có nhu cầu làm thủ tục hải quan chỉ cần mang tờ khai và chữ kí số tới Chi cục Hải quan KCN Việt Hương, CBCC tại chi cục sẽ phối hợp với công ty cung cấp phần mềm truyền tờ khai giúp DN. Còn việc khôi phục dữ liệu, cài đặt phần mềm khai báo hải quan… khi nhận được đề nghị hỗ trợ từ các DN, CBCC của Chi cục sẽ đến tận DN để tiến hành kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho DN sớm hoạt động XNK trở lại.
Ông Nguyễn Văn Tựu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan KCN Việt Nam-Singapore cho biết, ngay khi xảy ra sự việc trong hai ngày 12 và 13-5 vừa qua, Chi cục đã cử đoàn công tác xuống từng DN để nắm bắt tình hình để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK của DN. Trước mắt, những DN bị hư hỏng máy móc, dữ liệu, CBCC của Chi cục sẽ hỗ trợ cài lại máy móc để DN có thể hoạt động XNK trở lại.
Để kịp thời hỗ trợ các DN XNK trên địa bàn ổn định sản xuất, kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư, Ban lãnh đạo Cục Hải quan Bình Dương đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đảm bảo vị trí công tác, chủ động phối hợp với các chi cục Hải quan cửa khẩu, quyết tâm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, không để DN bị rớt hàng; tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gây khó khăn phiền hà cho DN, đồng hành, hỗ trợ cùng DN, vượt qua khó khăn, ổn định tình hình sản xuất.
Đồng thời, Cục Hải quan Bình Dương cũng đã phối hợp với Ban quản lí các KCN tỉnh Bình Dương, các Hiệp hội DN, sở, ban, ngành có liên quan trong tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ khó khăn, kịp thời giải quyết ngay các vướng mắc của DN. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với Ban quản lí các KCN vận dụng chính sách xử lí thuận lợi, thỏa đáng cho DN bị đập phá máy móc, nhà xưởng, mất tài sản.
Đối với các DN bị mất dữ liệu, hồ sơ hải quan, Cục Hải quan Bình Dương cũng đã có công văn chỉ đạo các Chi cục phối hợp với công ty cung cấp phần mềm khai báo thủ tục hải quan điện tử để giúp đỡ DN cài đặt và khai báo tại trụ sở các Chi cục. Vì vậy, các DN trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, nếu có phát sinh vướng mắc, khó khăn cần liên hệ ngay với Chi cục Hải quan nơi đăng kí tờ khai để được hỗ trợ.
Tại Cục Hải quan Đồng Nai, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Biên Hòa Võ Văn Toàn cho biết, tính đến sáng 19-5, 100% DN trên địa bàn đã hoạt động sản xuất trở lại. Theo nắm bắt của đơn vị, việc làm thủ tục XNK, mở tờ khai của DN diễn ra khá suôn sẻ, chưa có phát sinh vướng mắc.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Cũng trong buổi sáng 19-5, số tờ khai mở tại đơn vị đã ở mức tương đương như ngày thường. Tại Chi cục Hải quan Long Thành 90% DN đã hoạt động trở lại. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Long Thành cho biết, đơn vị đã cử công chức tới trực tiếp từng DN để nắm bắt tình hình. Qua đó, các công chức đã tiến hành sao lưu lại dữ liệu và cài lại phần mềm cho các DN có nhu cầu. Tương tự, đa số DN tại các KCN Nhơn Trạch, Thống Nhất, KCX Long Bình cũng đã trở lại sản xuất bình thường. Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Nhơn Trạch Trương Thiện Thành, trong những ngày qua, đơn vị luôn đạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chính nhờ đó nên dù có nhiều DN bị thiệt hại, nhưng đến nay tại đơn vị chưa phát sinh tờ khai giấy. Toàn bộ các thủ tục XNK tại đơn vị vẫn được thực hiện ổn định trên hệ thống VNACCS/VCIS.
Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên Trước đó, ngay sau khi xảy ra sự việc các nhóm người quá khích gây rối tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Cục Hải quan Đồng Nai đã chỉ đạo tất cả Chi cục trực thuộc chủ động liên hệ nắm bắt khó khăn của các DN. Qua đó, các chi cục cần tạo điều kiện tối đa nhằm giúp các DN có thể ổn định sản xuất, giúp hoạt động XNK trên địa bàn trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất. dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại bắc ninh
[Read More...]


Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2014 khó đạt mục tiêu



Dù nhận định nền kinh tế sẽ đón nhận cơ hội nhiều hơn khó khăn và thách thức, song tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ khó đạt mục tiêu năm 2014 vẫn là dự báo tại Bản tin Kinh tế vĩ mô số 10 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014.

GDP năm 2014 được dự báo sẽ tăng 5,71% (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,35% tới cận trên 6,07% với độ tin cậy 80%) và sẽ dần hồi phục lên mức 5,98% trong năm 2015 tính theo giá so sánh năm 2010 – Ảnh: Việt Tuấn.
Cụ thể, mức dự báo được đưa là GDP sẽ tăng 5,71% vào năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,35% tới cận trên 6,07% với độ tin cậy 80%) và sẽ dần hồi phục lên mức 5,98% trong năm 2015 tính theo giá so sánh năm 2010.
Lạm phát có thể dưới 7%
Nhóm tác giả bản tin cũng cho rằng, lạm phát của Việt Nam nhiều khả năng sẽ dưới mức 7% trong năm 2014. Cơ sở của dự báo là, trong bối cảnh tổng cầu nói chung và cầu trong nước nói riêng chậm hồi phục, áp lực đối với lạm phát sẽ chủ yếu từ các nhân tố chi phí đẩy. Giá các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu vẫn tiếp tục được điều chỉnh, song ít có biến động lớn như các năm trước.
Bên cạnh đó, quá trình điều chỉnh giá cũng minh bạch hơn với việc công khai lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2014-2015 theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục được giữ ổn định, với biến động giảm giá VND không vượt quá 2% năm 2014 theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, giá nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế dự báo sẽ giảm mạnh, qua đó giảm áp lực tăng giá trong nước.
Theo đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam dự báo đạt 6,84% năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,53% tới cận trên 8,21% với độ tin cậy 80%) và sẽ tăng nhẹ lên mức 7,08% năm 2015 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,71% tới cận trên 8,45% với độ tin cậy 80%), bản tin viết.
Cơ quan xây dựng bản tin cho rằng, nếu ưu tiên mạnh mẽ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ lạm phát năm 2014 có thể sẽ cao hơn. Tuy vậy, nếu muốn kiềm chế lạm phát ở mức 6% thì chính sách kinh tế vĩ mô phải tập trung hạn chế cả các yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”, qua đó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị của Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm năm 2014. Sau dự báo này, bản tin lưu ý là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực đô thị của Việt Nam sẽ giảm nhanh hơn, dự báo sẽ giảm còn 3,34% vào năm 2014 và sẽ ở mức 3,06% trong năm 2015, đều với độ tin cậy 80%.
Minh bạch tiến độ tái cấu trúc nền kinh tế
Đặt đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế lên đầu tiên trong phần khuyến nghị chính sách, cơ quan xây dựng bản tin cho rằng 2014 là thời điểm thích hợp để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong 3 lĩnh vực: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại.
Bởi, kinh tế vĩ mô cơ bản đã ổn định. Tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp và kỳ vọng lạm phát đã giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, cán cân thương mại cân bằng hơn, nợ xấu trong tầm kiểm soát.
Các tác giả bản tin cũng nhấn mạnh rằng, nỗ lực đổi mới thể chế trên nền tảng Hiến pháp mới và thông điệp Thủ tướng Chính phủ đưa ra từ đầu năm 2014 là rất cần thiết nhằm thay đổi hệ thống động lực, từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế với sự tham gia sâu rộng và tích cực hơn của khu vực tư nhân, tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng và giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích, qua đó tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững trong trung và dài hạn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Nhấn mạnh vai trò của thông tin – truyền thông trong quá trình điều hành và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, khuyến nghị tiếp theo là Chính phủ có thể định kỳ 3 tháng hay 6 tháng công bố minh bạch tiến độ thực hiện các bước tái cấu trúc của 3 lĩnh vực, trong đó nêu lên những bước đã đạt được, những công việc chưa đạt được, những khó khăn… Từ đó, người dân, cộng đồng doanh nghiệp, giới nghiên cứu và các nhà quản lý có thể nắm được tình hình, hiểu được các khó khăn (bên trong cũng như bên ngoài) trong quá trình triển khai thực hiện, có thêm niềm tin và góp phần tạo nên những sáng kiến trong việc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình Sắp xếp lại các thị trường đầu vào quan trọng với cơ chế điều tiết và giám sát phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh, tính minh bạch và ổn định tại các thị trường đó là khuyến nghị tiếp theo.
Bản tin cũng cho rằng, cần có nhóm chính sách trung và dài hạn để tận dụng các cơ hội từ các khu vực mậu dịch tự do (FTA) – trong đó có TPP và FTA với EU và Chiến lược Trung Quốc + 1 của các tập đoàn đa quốc gia. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Bắc Ninh
[Read More...]


Những mặt hàng xa xỉ xuất sứ từ Việt Nam



Tên tuổi của những loại đồ ăn, thức uống xa xỉ này không chỉ thu hút người sành ăn Việt Nam, mà còn vượt ra khỏi phạm vi biên giới đất nước.

Marou Chocolates


Cacao của Marou là giống quý hiếm và trồng tại Việt Nam.

Dòng sản phẩm chủ đạo của Marou, hãng sản xuất chocolate nghệ thuật đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất dành cho các tín đồ ca cao, những người tham dự chương trình Salon De Chocolate thường niên tại Paris, nơi Marou đã tham gia triển lãm suốt 2 năm qua. Tất cả đều là chocolate đen. Socola Tiền Giang 70% là loại chocolate hiếm được sản xuất với 70% hạt ca cao hữu cơ trồng tại Tiền Giang, trong khi chocolate Đồng Nai được hai nhà sáng lập, gồm Samuel Maruta và Vincent Mouro, mô tả là loại chocolate quý hiếm được sản xuất tại xưởng gần vườn quốc gia Cát Tiên.

Ngoài ra, Marou còn sản xuất chocolate nguyên liệu chứa 65% ca cao để sử dụng làm bánh ngọt. Tất cả các sản phẩm của Marou đều được đóng gói bằng loại giấy bóng với hoa văn được lấy cảm hứng từ bức hình phong gỗ của Việt Nam.

Dalat Grapes




Loạt sản phẩm rượu vang do Daniel Carsol hợp tác thường có số lượng rất hạn chế

Vào năm 2006, chuyên gia trồng nho Daniel Carsol đã gieo trồng vụ mùa đầu tiên của bốn giống nho Pháp, gồm Carbernet, Caladoc, Merlot và Syrah tại Đà Lạt. Ông đã đi khắp nơi từ Lào, Campuchia đến Myanmar trước khi tìm thấy "đúng vùng đất" bên ngoài Đà Lạt. Carsol đã hợp tác với các đối tác địa phương để thành lập liên doanh Dalat Grapes. Loạt sản phẩm vintage đầu tiên được sản xuất vào năm 2012 với chỉ 500 chay Syrah và 300 chai Cabernet. Con số này đã tăng lên 2.500 chai vào năm 2011.

The Better Seafoods



Hải sản do Biological Vietnam Seafoods xuất khẩu mang chất lượng cao.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng Hơn 1 thập kỷ trước, quá chán nán với những quy định ngày càng rắc rối liên quan đến những hoạt động sản xuất thực phẩm của Liên minh châu Âu tại quê nhà, Jean Christophe Sevin - chủ trang trại hàu - đã chuyển đến vùng ngoại ô TP Nha Trang để sinh sống và làm việc.

Suốt 7 năm qua, công ty do ông thành lập Biological Vietnam Seafoods đã sản xuất ra những loại hải sản chất lượng cao như tôm hùm, ghẹ xanh, trai và bào ngư, nhưng hoạt động chính của công ty là tập trung vào loại hàu hữu cơ. Những giống hàu Thái Bình Dương với da mỏng và thịt màu trắng sữa, cùng với loại hàu Ostrea edulis hay hàu châu Âu, là những loại mặt hàng chủ yếu mà công ty này cung cấp tại Hà Nội, TP.HCM và các quốc gia trong khu vực như Campuchia và Malaysia.

Caviar de Duc



Trứng cá tầm, món ăn thượng hạng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Trang trại nuôi cá tầm của Tập đoàn cá tầm Việt Nam đi vào hoạt động tại Đà Lạt năm 2007 ở độ cao 1.500 so với mực nước biển. Đây là công ty đầu tiên trong nước sản xuất và phân phối trứng cá từ giống cá tầm được nuôi tại Đà Lạt. Trước đây, trứng cá tầm chỉ được sản xuất ở những nơi có khí hậu lạnh, nhưng công nghệ hiện đại cho phép nuôi được những giống cá quý hiếm như beluga trong điều kiện khí hậu mát mẻ ở vùng cao nguyên Việt Nam.

Nhờ nuôi bằng nguồn cá đánh bắt từ vùng nước ấm với đường bờ biển dài 2.000km, cá tầm sẽ tạo ra những loại trứng thậm chí còn ngon và bổ dưỡng hơn nhiều. Dòng sản phẩm chất lượng tuyệt hảo là trứng cá đen Osetra Malossol của công ty đã trở thành lựa chọn cho các khách sạn hàng đầu như Sofitel Metropole, hoặc Park Hyatt Saigon.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Quận Tây Hồ Nguồn Hội Doanh Nhân Trẻ Bình Dương
[Read More...]


Hải quan Gia Lai-Kon Tum triển khai VNACCS/VCIS



Ngày 22-5, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum triển khai Hệ thống Thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) tại tất cả các điểm làm thủ tục Hải quan thuộc đơn vị.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y. Ảnh: N.H

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Nhằm đảm bảo việc triển khai, vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, trong ngày triển khai đầu tiên, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã cử 2 tổ công tác phối hợp với các cán bộ của Tổng cục Hải quan trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y và Chi cục Hải quan cửa khẩu Lệ Thanh.

Kết quả, có 14 tờ khai được làm thủ tục thành công trên Hệ thống VNACCS/VCIS trong ngày đầu triển khai.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Để chuẩn bị tốt nhất cho công tác vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS, trong hơn 2 năm qua, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum đã tổ chức nhiều lớp đào tạo từ tổng quan đến chi tiết về nghiệp vụ trên Hệ thống VNACCS/VCIS, Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ cho cán bộ, công chức Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Theo đánh giá ban đầu của lãnh đạo Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, Hệ thống VNACCS/VCIS vận hành ổn định, chưa có phát sinh lỗi, vướng mắc.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Quận Long Biên Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Cách xác định thời điểm hưởng lương hưu



Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có công văn 1683/BHXH-CSXH, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.


Theo đó, thời điểm hưởng lương hưu được xác định như sau:

- Nghỉ hưu trước ngày 01/12/2012: được tính từ tháng liền kề sau tháng cơ quan, đơn vị, NLĐ nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho tổ chức BHXH.

- Nghỉ hưu từ ngày 01/12/2012 trở đi thì:

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại cầu giấy + Đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc: là thời điểm hưởng lương hưu ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

+ Đối với NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: là thời điểm do NLĐ ghi trong đơn đề nghị khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Về việc hủy quyết định hưởng BHXH một lần, trường hợp đã có quyết định hưởng BHXH một lần theo Luật BHXH, tại thời điểm giải quyết đã thực hiện đúng theo quy định của Luật BHXH về hồ sơ, quy trình và thẩm quyền nhưng người lao động chưa nhận khoản trợ cấp BHXH một lần theo quyết định của BHXH cấp tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hoặc BHXH cấp huyện (theo phân cấp quản lý) (sau đây viết là cơ quan BHXH) mà có đề nghị cơ quan BHXH hủy quyết định hưởng BHXH một lần để bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH thì cơ quan BHXH kiểm tra đối chiếu hồ sơ, sổ sách, chứng từ đã giải quyết, nếu khoản tiền BHXH một lần thật sự chưa được chi từ quỹ BHXH và người lao động thực sự chưa nhận tiền thì ra quyết định hủy quyết định hưởng BHXH một lần để bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH đối với người lao động. Thủ tục hồ sơ và quy trình giải quyết thực hiện theo Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên Nguồn Tài Chính Điện Tử

[Read More...]


Nông nghiệp đang tự “chặn cửa” FDI của chính mình



Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo tham vấn Dự thảo “Đề án tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng tới năm 2030" diễn ra tại Hà Nội vừa qua, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nền nông nghiệp Việt Nam đang tự “chặn cửa” FDI của chính mình bởi những yếu kém nội tại.

TS. Lê Đăng Doanh

FDI vào nông nghiệp “èo uột” không còn là câu chuyện mới. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài “chê” ngành nông nghiệp Việt?

Tôi cho rằng, có nhiều lý do khiến FDI trong nông nghiệp ngày càng thấp nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ phía Việt Nam chứ không phải từ phía các nhà đầu tư. Có thể kể đến hàng loạt yếu tố như: Kết cấu hạ tầng tại các vùng đầu tư nông nghiệp còn yếu kém, không thuận tiện, tập trung như các khu công nghiệp. Đặc biệt đối với ngành lâm nghiệp, do ngành này chủ yếu phát triển tại các vùng, miền địa hình đồi núi, giao thông vận tải khó khăn khiến cho không ít DN FDI e dè. Bên cạnh đó, những lao động có tay nghề, chất lượng, được đào tạo bài bản trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Có một thực tế là, tại nhiều vùng quê, những lao động trẻ đều tủa ra thành phố kiếm việc làm, ở nhà chủ yếu còn người già và trẻ nhỏ nên khó đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.

Việc có quá nhiều đầu mối liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương… trong khâu phối hợp để đầu tư cũng là một trong những nguyên do cản trở FDI vào nông nghiệp. Bởi điều này sẽ khiến các nhà đầu tư tốn công, tốn của, gặp nhiều rối rắm ở khâu pháp lý. Một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại “ngại” nông nghiệp trong nước còn là vấn đề đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người nông dân, Chính phủ cũng như các DN FDI cho đến nay vẫn chưa được giải quyết tốt.

Lâu nay, FDI vào nông nghiệp luôn ở trong tình trạng năm sau thấp hơn năm trước. Điều này liệu có được cải thiện trong gian tới, thưa ông?

Theo tôi, tới đây, FDI vào nông nghiệp không chỉ được cải thiện phần nào so với hiện tại mà còn có khả năng tăng vọt. Kết quả này xuất phát từ thực tế, khi tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã nhận được thiện ý muốn trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp từ Nhật Bản. Phía Nhật Bản mong rằng, nền nông nghiệp Nhật Bản và Việt Nam có thể cộng sinh với nhau. Đó là bởi, trong khi Nhật Bản rất khó phát triển các sản phẩm nông nghiệp thì Việt Nam lại luôn dồi dào, XK số lượng lớn các mặt hàng mà họ rất cần như chè, thủy sản…

Điểm đáng chú ý là, Nhật Bản thể hiện rõ sự quan tâm, muốn đầu tư có quy mô vào nền nông nghiệp Việt Nam ở cả góc độ vốn lẫn khoa học công nghệ, kỹ thuật. Vấn đề hiện tại là phía Việt Nam phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhanh chóng thu hút và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả những khoản đầu tư từ Nhật.

Xin ông cho biết, cần triển khai những giải pháp như thế nào để thời gian tới, không chỉ Nhật Bản mà nhiều quốc gia khác cũng sẽ “mặn mà” hơn với nông nghiệp Việt Nam?

Muốn đổi thay hiện trạng, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả guồng máy chứ không chỉ đơn lẻ một thành phần, đối tượng nào. Trong đó, các cơ quan, bộ, ngành cũng như các cấp chính quyền, địa phương phải có sự cải cách mạnh mẽ, phối hợp với nhau, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất có thể, giảm thiểu các thủ tục gây rườm rà, tốn kém cho DN FDI.

Nói tới làm ăn, mấu chốt vẫn là vấn đề lợi nhuận. Muốn thu hút hay giữ chân nhà đầu tư, bài học kinh nghiệm vẫn là phải cân đối, đảm bảo lợi ích để đôi bên cùng có lợi. Do đó, đây cũng là vấn đề rất quan trọng cần phải tính toán tới. Cụ thể, cần tạo ra các DN có tư cách pháp nhân đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy đứng ra hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài chứ không thể để diễn ra tình trạng nhà đầu tư hợp tác với các hộ nông dân đơn lẻ, thiếu cơ sở pháp lý căn bản, nhiều trường hợp khiến nhà đầu tư thua thiệt.

Trên thực tế, thời gian qua đã diễn ra tình trạng, có nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào ngành mía đường Việt Nam nhưng không thu được lợi nhuận chính đáng. Họ lo cho nông dân mọi yếu tố như giống, phân bón… nhưng đến mùa thu hoạch, nông dân lại bán mía cho thương lái thu mua trả giá cao hơn khiến DN “xôi hỏng bỏng không” mà chẳng biết kêu ai. Những chuyện như vậy nếu không giải quyết dứt điểm sẽ khiến nguồn FDI ngày càng xa nông nghiệp, nông dân Việt Nam hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài(VAFIE):

FDI trong nông nghiệp chưa xứng với tiềm năng

Đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có đầu tư FDI luôn được Chính phủ ưu tiên đặc biệt. Tuy vậy, FDI trong nông nghiệp thời gian qua còn rất hạn chế so với tiềm năng và kỳ vọng. Hạn chế này là do không xây dựng được quy hoạch nguồn vốn FDI cũng như các dự án cụ thể cần ưu tiên vận động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tùy tiện thay đổi quy hoạch, chính sách ở nhiều địa phương làm cho nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, là việc hợp tác giữa nông dân và DN chưa tốt, nông dân vi phạm cam kết hợp đồng về cung ứng nguyên liệu cho DN xảy ra ở nhiều nơi.

Hiện nay, trong khi Việt Nam quy hoạch được rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, thuận lợi cho đầu tư vốn FDI thì ngành nông nghiệp lại hoàn toàn không có khu nào đặc trưng, thậm chí là khu dành riêng cho nông nghiệp kỹ thuật cao. Nhà nước hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách khoanh vùng nông nghiệp kỹ thuật cao khoảng vài nghìn ha và tập trung thu hút vốn, phát triển khu đó trước, sau đó nếu thành công mới mở rộng đầu tư.

Liên quan tới vấn đề nông dân hay “bội tín”, gây bất lợi cho nhà đầu tư, có một mô hình tốt có thể tham khảo là để nông dân tham gia góp cổ phần trong các đơn vị, DN. Điều này sẽ gắn kết tốt hơn giữa DN và nông dân, đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, hướng làm này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thí điểm từng bước rồi mới triển khai chứ không thể làm ào ạt.

Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên Ông Chris Jackson, Điều phối viên ban NN&PTNT, Ngân hàng Thế giới (WB):

Nhà nước phải đồng hành cùng DN FDI

Muốn thu hút các DN FDI trong nông nghiệp thì Nhà nước không chỉ đãi ngộ họ bằng những “bữa tiệc” chính sách một ngày, hai ngày mà phải đồng hành cùng DN trong cả chặng đường phát triển, phải coi đây là một cuộc “hôn nhân” giữa đôi bên.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, cứ 1 USD chi cho xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng luồng vốn FDI thêm 189 USD. Vốn FDI tăng 155% khi xác định mục tiêu thực hiện xúc tiến đầu tư theo ngành so với không xác định mục tiêu theo ngành. Do đó, đối với Việt Nam, muốn tăng FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cũng phải chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư. Điểm lưu ý là, xúc tiến đầu tư thành công không thể chỉ dựa vào một cơ quan duy nhất mà cần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan khác nhau. Nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ coi trọng FDI của Nhà nước bằng cách theo dõi xem các cơ quan Nhà nước phối hợp với nhau và hoạt động hiệu quả đến mức nào, để từ đó dự tính khả năng thành công khi đầu tư. Do đó, muốn đạt hiệu quả thu hút FDI cao, các cơ quan Nhà nước của Việt Nam cũng cần đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ hơn nữa trong nhiều lĩnh vực.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


10 đại học đào tạo kế toán và tài chính tốt nhất thế giới năm 2017



Mỹ và Anh tiếp tục cho thấy vị thế hàng đầu về đào tạo kế toán và tài chính với lần lượt 7 và 3 đại diện góp mặt trong top 10 trên bảng xếp hạng QS.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc
10 trường hàng đầu trong đào tạo kế toán và tài chính

Năm 2017, Mỹ có thêm một đại diện lọt vào top 10. Đại học Harvard vẫn giữ vị trí đầu bảng nhờ đội ngũ giảng viên và hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo. Theo sát là Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Stanford.

Các đại diện còn lại của Mỹ gồm: Đại học Pennsylvania (xếp thứ 6, tăng hai bậc), Đại học Chicago (xếp thứ 7, giảm một bậc), Đại học California tại Berkeley (xếp thứ 8, tăng hai bậc) và Đại học New York (xếp thứ 10, tăng một bậc).

Với các đại diện của Anh, Đại học Oxford và Trường Kinh tế học và Khoa học chính trị London lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5. Hai trường này có sự hoán đổi vị trí so với năm 2016. Đại học Cambridge tụt hai bậc trên bảng xếp hạng và đang giữ vị trí thứ 9. Đại diện rơi khỏi top 10 là Trường Kinh doanh London.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
QS là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các đại học thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (Anh quốc). Cùng với Times Higher Education, QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới.

Năm 2017, QS xếp hạng đại học dựa vào sự bình chọn của gần 75.000 nhà học thuật và hơn 40.000 nhà tuyển dụng lao động toàn thế giới.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
Theo Vnexpress

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page